Hưng Yên: Phát hiện hơn 160.000 sản phẩm thiết bị thuốc lá điện tử không hóa đơn chứng từ
Hưng Yên: Phát hiện kho thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay
Kiểm tra kho hàng tại huyện Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên), lực lượng liên ngành phát hiện tổng cộng 163.410 sản phẩm thiết bị thuốc lá điện tử các loại và 9.913 kg phụ kiện thuốc lá điện tử không đủ hóa đơn chứng từ.
Theo nguồn tin riêng của Báo Công Thương, ngày 6/6 Quản lý thị trường Hưng Yên đã phối hợp với lực lượng Công an tỉnh và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng khám nơi cất giấu tang vật vi phạm hành chính đối với kho hàng hóa tại Thôn Lam Sơn, xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ Yên do ông Trần Xuân Hà, sinh ngày 31/3/1980, địa chỉ thường trú: Khu 1, Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh làm chủ.
Tại thời điểm khám, Đoàn kiểm tra phát hiện trong kho hàng của ông Hà đang chứa trữ tổng cộng 163.410 sản phẩm thiết bị thuốc lá điện tử các loại và 9.913 kg phụ kiện thuốc lá điện tử các loại.
Tại thời điểm khám, ông Trần Xuân Hà không cung cấp được hóa đơn, chứng từ hay bất cừ tài liệu gì kèm theo để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số lượng hàng hóa trên thuốc lá điện tử các loại.
Trước đó, đầu tháng 10 năm 2023, Quản lý thị trường Hà Nam cũng đã kiểm tra Công ty TNHH khoa học kỹ thuật Vĩnh Phát, phát hiện công ty đang thực hiện hoạt động đóng gói và các hoạt động khác làm ra hàng hóa là thuốc lá điện tử các loại |
Theo nhận định sơ bộ ban đầu, toàn bộ số hàng hóa nêu có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa thể hiện thông tin bằng chữ nước ngoài (xuất xứ nước ngoài), không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Căn cứ kết quả kiểm tra ban đầu, Đoàn kiểm tra xác định toàn bộ số hàng hóa nêu trên có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu. Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản tạm giữ và niêm phong toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu vi phạm để tiếp tục xác minh, làm rõ hành vi vi phạm.
Trước đó, đầu tháng 10 năm 2023, Quản lý thị trường Hà Nam cũng đã kiểm tra Công ty TNHH khoa học kỹ thuật Vĩnh Phát, địa chỉ: Khu công nghiệp Châu Sơn, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý phát hiện công ty đang thực hiện hoạt động đóng gói và các hoạt động khác làm ra hàng hóa là thuốc lá điện tử các loại. Kiểm đếm thực tế, lực lượng chức năng phát hiện, 108.782 sản phẩm thuốc lá điện tử các loại cùng gần 1,2 tấn vỏ hộp các loại và lượng lớn nguyên phụ liệu đi kèm.
Vải Thanh Hà tấp nập lên đường xuất khẩu
Cuối tháng 5/2024, hai tấn vải thiều tươi đầu tiên của Việt Nam đã có mặt tại Thủ đô Paris (Pháp). Đây là lô vải đầu tiên của vụ mùa 2024 đạt tiêu chuẩn GlobalGap được xuất từ Thanh Hà (Hải Dương) đi châu Âu bằng đường hàng không. Ngay khi vải được đưa lên kệ siêu thị, đông đảo khách hàng đã tới nếm thử và mua về.
Tín hiệu vui của trái vải thiều đã mở đầu cho mùa vải thiều năm 2024 dự báo sẽ hanh thông, thuận lợi, kéo dài thành tích của xuất khẩu rau quả nói chung.
Những ngày này, diện tích vải sớm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu của huyện Thanh Hà đang vào mùa thu hoạch quả. Bà con nông dân phải dậy từ 2h sáng để hái, sơ chế, kịp cho thương lái đến tận vườn mua.
Sau khi được thu hoạch, những quả vải sẽ được đưa đến các cơ sở để kiểm tra chất lượng, sau đó đóng gói bao bì và lên đường xuất khẩu.
Theo Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Hà, năm nay địa phương vẫn duy trì 48 vùng trồng với 167 mã số đủ điều kiện xuất khẩu đi Trung Quốc, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan.
Năm 2024, để chủ động hỗ trợ công tác tiêu thụ và xuất khẩu, Sở Công Thương tỉnh Hải Dương đã chủ động xây dựng và tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều từ rất sớm để các đơn vị, doanh nghiệp có sự chủ động hơn trong việc nắm bắt, củng cố thị trường, làm việc với các đối tác trong quá trình tiêu thụ, xuất khẩu vải.
Cùng với sự hỗ trợ của tỉnh Hải Dương, các cấp, các ngành, các địa phương và sự nỗ lực của các doanh nghiệp, bà con nông dân, hộ sản xuất, vải thiều Thanh Hà ngày càng được nâng cao về chất lượng, mẫu mã. Khi xuất khẩu sang các nước đều được người tiêu dùng đón nhận.
Hoạt động xuất khẩu Việt Nam hưởng lợi gì Hiệp định AANZFTA được nâng cấp?
Hiệp định thương mại tự do toàn diện đầu tiên giữa ASEAN và các đối tác AANZFTA đã trải qua 15 năm thực thi, giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả khu vực và Việt Nam |
Sau 15 năm thực thi, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA) để gia tăng xuất khẩu hàng hóa. Tới đây, khi bản nâng cấp của Hiệp định này được đưa vào thực thi, thì đây sẽ là nền móng vững chắc hơn nữa cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên ASEAN, Australia và New Zealand, mang lại nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Hiệp định thương mại tự do toàn diện đầu tiên giữa ASEAN và các đối tác AANZFTA đã trải qua 15 năm thực thi, giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả khu vực và Việt Nam.
Đối với Việt Nam, việc thực hiện Hiệp định tiến triển đều đặn ở tất cả các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh và hợp tác kinh tế.
Năm 2023, thông qua AANZFTA, Việt Nam đã cấp khoảng 71,4 nghìn bộ C/O mẫu AANZ, trị giá gần 2,4 tỷ USD với tỷ lệ sử dụng C/O là 40,4%. Một số mặt hàng có tỷ lệ sử dụng ưu đãi AANZFTA trên 80% bao gồm gỗ và sản phẩm gỗ (89,9%); giày dép các loại (gần 100%); hàng dệt may (88,2%)…
AANZFTA cũng được Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam đánh giá là một trong những hiệp định thương mại tự do được biết đến và khai thác nhiều nhất trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Do đó, Với những kết quả tích cực này, Bản nâng cấp Hiệp định AANZFTA sẽ tiếp tục tạo nền móng vững chắc hơn nữa cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên ASEAN, Australia và New Zealand.
AANZFTA là thỏa thuận khu vực đầu tiên có sự tham gia của hai bên Australia và Việt Nam. Kể từ năm 2009, quan hệ song phương giữa hai nước đã phát triển vượt bậc và tới năm 2024 được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Việt Nam có vai trò trung tâm trong Chiến lược Kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040 của Chính phủ Australia. Australia kỳ vọng vào sự hợp tác sâu rộng hơn nữa với Việt Nam, hướng tới những lợi ích chung về kinh tế và thương mại.
Việc nâng cấp AANZFTA được cho là sẽ tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, tích hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào chuỗi giá trị toàn cầu, kích thích áp dụng thương mại điện tử. Cùng đó quan hệ hợp tác giữa Australia, New Zealand và ASEAN sẽ tiếp tục được thắt chặt, tạo điều kiện này giúp các doanh nghiệp từ Australia và New Zealand cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào có vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ các cơ hội do sự tăng trưởng và năng động của Đông Nam Á mang lại.