Video ngắn

Phải xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam với nhiều sự khác biệt 0:53

Phải xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam với nhiều sự khác biệt

Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Chiến lược phát triển thị trường gạo quan trọng nhất là thông tin 0:58

Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Chiến lược phát triển thị trường gạo quan trọng nhất là thông tin

Doanh nghiệp và hiệp hội cần ngồi lại để tạo lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu gạo 0:54

Doanh nghiệp và hiệp hội cần ngồi lại để tạo lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu gạo

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam: Dự báo nhu cầu nhập khẩu  gạo của các nước tiếp tục tăng 0:40

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam: Dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước tiếp tục tăng

Cục trưởng Cục Công nghiệp Trương Thanh Hoài: "Phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm gánh nặng về tài chính" 0:16

Cục trưởng Cục Công nghiệp Trương Thanh Hoài: "Phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm gánh nặng về tài chính"

Thời sự

Quy hoạch ngành quốc gia là cơ hội lớn cho Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước 1:09

Quy hoạch ngành quốc gia là cơ hội lớn cho Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản là cơ hội lớn cho Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực.

Mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng và công nghiệp khai khoáng Việt Nam 3:16

Mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng và công nghiệp khai khoáng Việt Nam

Để triển khai có hiệu quả Quyết định phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngày 23/4/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện trong đó bao gồm các giải pháp cần phải thực hiện đồng bộ để đảm bảo thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Quyết định.

undefined
Tại Hội nghị, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty năng lượng, khoáng sản đã có ý kiến góp ý cũng như nêu ra những đề xuất trong quá trình triển khai Kế hoạch

Nhằm thực hiện thành công Kế hoạch trên, sáng ngày 26/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Báo cáo tại Hội nghị, đại diện Cục Công nghiệp cho biết, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức thực hiện Kế hoạch hiệu quả tuân thủ theo đúng quy định của Luật Quy hoạch và pháp luật có liên quan, đảm bảo khả thi, có hiệu quả. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, hiệu đính, cập nhật các nội dung liên quan trong quá trình triển khai Quyết định phê duyệt Quy hoạch khoáng sản đảm bảo không làm thay đổi mục tiêu, định hướng tổng quát của Quy hoạch; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản; góp ý hoàn thiện các cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước về khoáng sản.

Tại Hội nghị, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty năng lượng, khoáng sản đã có ý kiến góp ý cũng như nêu ra những đề xuất trong quá trình triển khai Kế hoạch. Phát biểu tại chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ghi nhận ý kiến đóng góp của các địa phương, đại diện của các Bộ ngành và khẳng định, các Kế hoạch được phê duyệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở pháp lý quan trọng để Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành liên quan, các địa phương và các Tập đoàn, Tổng công ty năng lượng quốc gia cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước triển khai thực hiện thành công các Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản, mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng và công nghiệp khai khoáng Việt Nam theo hướng hiện đại, xanh, sạch, bền vững, công bằng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xu hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp; đồng thời, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh quốc gia; cũng như cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại COP 26 và Tuyên bố chính trị về chuyển dịch năng lượng công bằng.

Để tổ chức thực hiện thành công các Kế hoạch này, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được phân công quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nhiệm vụ được giao tại các Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đầu tư, đổi mới, tự chủ nguyên phụ liệu để phát triển ngành Da giầy Việt Nam 2:44

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đầu tư, đổi mới, tự chủ nguyên phụ liệu để phát triển ngành Da giầy Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam (Lefaso).

Theo Lefaso, quý 1/2024 xuất khẩu toàn ngành đã đạt 5,6 tỉ USD, tăng 10% so với cùng kỳ. Tuy vậy, ngành đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, trong đó có nút thắt về chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu. Chưa kể, nhiều quốc gia nhập khẩu yêu cầu về phát triển bền vững.

undefined

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng các đại biểu tham quan trung tâm Nghiên cứu phát triển văn phòng Túi xách TBS Group.

Hiện nay phần lớn nguyên liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu được nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN. Do đó, việc đáp ứng tỉ lệ xuất xứ nội khối theo yêu cầu của các FTA là một trở ngại lớn. Vì vậy, Lefaso kiến nghị xây dựng khu trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu và đổi mới sáng tạo ngành thời trang Việt Nam tại Bình Dương.

Chỉ đạo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng tình việc sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong xây dựng, điều chỉnh chiến lược, chuyển đổi sản xuất kinh doanh phù hợp quy định, xu hướng mới. Đặc biệt là yêu cầu chuyển đổi sản xuất, xuất khẩu xanh, bền vững, tận dụng có hiệu quả cơ hội từ các FTA... và hiệp hội cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương.

Nhất trí với kiến nghị thành lập trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu ngành thời trang Việt Nam tại Bình Dương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao Cục Công nghiệp chủ trì, phối hợp các đơn vị để nghiên cứu, đề xuất xây dựng đề án thành lập khu trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu ngành thời trang Việt Nam.

Với việc ngành da giày hiện chủ yếu là doanh nghiệp FDI, đang mở rộng và mua các doanh nghiệp Việt Nam, việc có trung tâm chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng.

Hội nhập kinh tế

Giá trị và tương lai tốt đẹp của ASEAN 4:30

Giá trị và tương lai tốt đẹp của ASEAN

Nâng cao hiệu quả công tác hội nhập, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững 4:59

Nâng cao hiệu quả công tác hội nhập, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững

Trong năm 2023, công tác hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp mở rộng, đa dạng thị trường, chuỗi cung ứng và sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực; thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh và cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt theo hướng chuyển từ thâm hụt sang thặng dư...

Kết quả, cả năm 2023 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 354,5 tỷ USD, nhập khẩu đạt 328,5 tỷ USD. Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư đạt 26 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022.

Có thể nói, những kết quả này đến từ các giải pháp khắc phục khó khăn, mở cửa thị trường của Chính phủ, các bộ, ngành và của cộng đồng doanh nghiệp, nổi bật trong đó là sự chủ động trong việc thúc đẩy thực thi các Hiệp định thương mại tự do của Bộ Công Thương.

Trong năm 2023, ngành Công Thương đã chú trọng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại theo chiều sâu, nhất là quan hệ kinh tế đối với các nước, các đối tác lớn, có tiềm năng nhằm tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế thương mại trong nước. Nhờ đó, các Hiệp định thương mại tự do không chỉ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn hỗ trợ UBND các tỉnh, thành phố mở rộng kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế.

undefined
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chứng kiến lễ ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel (VIFTA) - Ảnh: VGP/Hải Minh

Đáng chú ý, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, bên cạnh các thị trường truyền thống, ngành Công Thương đã thúc đẩy, đàm phán tiến tới ký kết các FTA với Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu, Cộng đồng Thị trường Nam Mỹ (MERCOSUR), UAE và Canada... và đặc biệt là thúc đẩy ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng. Đây được xem là một trong những điểm nhấn quan trọng trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Công Thương trong năm 2023.

Năm 2024, để tối ưu hóa những tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế đến nền kinh tế, trong năm 2024 cũng như các năm tiếp theo, ngày 3/1/2024 Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 5/7/2023 của Chính phủ về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030. Mục tiêu là tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 5/7/2023.

Hiện thực hóa các mục tiêu, Bộ Công Thương đã đưa ra 5 giải pháp quan trọng: Một là, cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế. Hai là, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ba là, thực thi hiệu quả các FTA. Bốn là, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19 và phát triển bền vững. Năm là, hội nhập toàn diện trên các lĩnh vực văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng.

Bộ Công Thương đặc biệt nhấn mạnh, trong năm 2024 sẽ đặt trọng tâm hàng đầu vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA, nhất là từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: CPTPP, EVFTA, UKVFTA, Hiệp định của ASEAN với các đối tác. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác cảnh báo sớm về biện pháp phòng vệ thương mại của các nước đối tác.

Cần đẩy mạnh hợp tác phát triển hạ tầng, kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào 2:12

Cần đẩy mạnh hợp tác phát triển hạ tầng, kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Sáng 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam kết hợp đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào của Thủ tướng Sonexay Siphandon.

Thương mại

Gỡ “bài toán” khó về liên kết vùng trong thương mại điện tử khu vực Tây Bắc 3:15

Gỡ “bài toán” khó về liên kết vùng trong thương mại điện tử khu vực Tây Bắc

Thực hiện chủ trương thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương, thời gian qua, hoạt động thương mại điện tử vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng đã có sự khởi sắc, dần thu hẹp khoảng cách về trình độ, nâng cao năng lực tiếp cận thương mại điện tử cho người tiêu dùng và góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, của vùng Tây Bắc và của cả nước.

undefined
Để phát huy lợi thế của phương thức phân phối hiện đại này, khai thác tốt hơn lợi thế của mỗi vùng

Riêng tỉnh Điện Biên, hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn đã có bước phát triển tích cực. Trong đó, toàn tỉnh đã có khoảng 500 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử; tỷ lệ dân số toàn tỉnh tham gia mua sắm trực tuyến đạt trên 30%. Qua đó, giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong tỉnh tiếp cận được thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác, giảm chi phí sản xuất, giúp thanh toán nhanh chóng và tiện lợi.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, chia sẻ tại Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc do Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Điện Biên vừa tổ chức, Ông Phạm Đức Toàn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ ra những khó khăn trong phát triển thương mại điện tử hiện nay của vùng Tây Bắc.

Theo đó, Tây Bắc đang phải đối mặt với nhiều thách thức về hạ tầng giao thông, logistics, nhân lực ngành thương mại điện tử và thói quen tiêu dùng của người dân… Do đó, quy mô và tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử còn chưa tương xứng với tiềm năng. Sự liên kết, chia sẻ, tối ưu hóa nguồn lực trong phát triển thương mại điện tử của các địa phương trong vùng còn hạn chế.

Thực tế cho thấy, mặc dù tiềm năng, cơ hội lớn, song nhiều doanh nghiệp tại khu vực Tây Bắc hiện nay vẫn loay hoay, thậm chí không biết làm cách nào để có thể bán được hàng trên sàn thương mại điện tử.

Để phát huy lợi thế của phương thức phân phối hiện đại này, khai thác tốt hơn lợi thế của mỗi vùng, tại hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc, đại diện các đơn vị như Shopee, Haravan, Viettel Post, VN Pay… đã đưa ra các giải pháp kết nối đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng tốc bán hàng trên các nền tảng số, phát triển logistics, thanh toán không dùng tiền mặt nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại các tỉnh Tây Bắc.

Đặc biệt, Trung tâm phát triển thương mại điện tử EcomViet thuộc Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng đã đưa ra giải pháp liên kết vùng trong thương mại điện tử thông qua kênh Sàn Việt nhằm kết nối, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên thương mại điện tử.

Sôi nổi Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 2:04

Sôi nổi Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Điện Biên năm 2024

Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức từ ngày 19 - 25/4 tại quảng trường 7-5 thành phố Điện Biên Phủ, với quy mô trên 300 gian hàng tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc 40 tỉnh thành trên cả nước. Các gian hàng là tập hợp những sản phẩm tiêu biểu nhất của các tỉnh, mang nét đặc trưng của mỗi địa phương.

Hội chợ là điểm đến của các doanh nghiệp uy tín, sản phẩm đã được thị trường tin dùng và thẩm định về thương hiệu, chất lượng. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và làng nghề coi đây là cơ hội để tiếp cận nguồn khách hàng mới.

undefined
Du khách tham quan mua sắm tại hội chợ

Khách hàng đến với Hội chợ có thể lựa chọn đa dạng các mặt hàng từ đồ mỹ nghệ nội, ngoại thất, đồ gia dụng cho đến các sản phẩm, thực phẩm… Đây hứa hẹn sẽ là một điểm đến mua sắm hấp dẫn tại thành phố Điện Biên phủ trong những ngày cuối tháng 4 này.

Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 không chỉ thúc đẩy tăng cường hợp tác, đầu tư phát triển kinh tế, thương mại du lịch, tạo liên kết vùng giữa các tỉnh Tây Bắc, mà còn đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các tỉnh thành trong nước và các tỉnh Bắc Lào; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế, khơi thông đầu ra cho các đặc sản, sản vật đặc trưng tiêu biểu của các địa phương.

Tìm giải pháp xúc tiến thương mại thúc đẩy thương mại biên giới 2:03

Tìm giải pháp xúc tiến thương mại thúc đẩy thương mại biên giới

Ngày 12/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lào Cai đã diễn ra Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, với chủ đề “Xúc tiến thương mại thúc đẩy thương mại biên giới”.

Tham dự hội nghị có của đại diện các Vụ, Cục thuộc Bộ Công Thương, lãnh đạo các Sở Công Thương khu vực biên giới, đại diện Thương vụ Việt Nam tại các nước có chung biên giới với Việt Nam.

undefined
Tham dự hội nghị có của đại diện các Vụ, Cục thuộc Bộ Công Thương, lãnh đạo các Sở Công Thương khu vực biên giới, đại diện Thương vụ Việt Nam tại các nước có chung biên giới với Việt Nam

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe báo cáo về thực trạng hoạt động thương mại biên giới của Việt Nam với các nước láng giềng. Trong đó vấn đề được nêu ra là các tuyến đường sắt nối từ Thái Lan qua Lào đến Trung Quốc làm gia tăng sự thuận lợi cho nông sản Thái Lan đến Trung Quốc. Việc này mang đến lo ngại ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam ở thị trường tỉ dân.

Các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, cũng như đề xuất nhiều nhóm giải pháp xúc tiến thương mại để thúc đẩy thương mại biên giới từ góc nhìn của địa phương và doanh nghiệp như: Đẩy mạnh tổ chức hội nghị, hội thảo biên giới; Thuận lợi hóa thương mại bằng việc cấp visa cho thương nhân; Tăng cường xuất khẩu chính ngạch, kiểm soát hàng giả, hàng nhái ở khu vực ở biên giới; Có cơ chế chính sách với các mặt hàng mà các nước bạn ưa chuộng để tăng tính cạnh tranh;…

Hội nghị lần này cũng tập trung vào việc cập nhật thông tin về chính sách của các nước láng giềng, khuyến nghị đối với hoạt động xúc tiến thương mại thúc đẩy thương mại biên giới.

Các đại biểu tham dự hội nghị đều bày tỏ tin tưởng với sự quan tâm của Chính phủ, cùng sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, thì hoạt động xúc tiến thương mại khu vực biên giới sẽ ngày càng được đẩy mạnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương khu vực biên giới.

Doanh nghiệp trong nước có quyền nộp hồ sơ khởi kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu 1:54

Doanh nghiệp trong nước có quyền nộp hồ sơ khởi kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 29/3 tại trụ sở Bộ Công Thương, trả lời câu hỏi của phóng viên báo chí liên quan đến nội dung: Vừa qua có doanh nghiệp sản xuất thép gửi đề nghị lên Cục phòng vệ Thương mại Công Thương điều tra chống bán phá giá thép cán nóng. Xin Bộ cho biết cụ thể vụ việc và các bước tiến hành như thế nào?

Trả lời câu hỏi này, ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) - cho biết, mới đây Bộ Công Thương đã nhận hồ sơ chống bán phá giá của một số doanh nghiệp trong nước đối với một số sản phẩm ngoại nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc và Ấn Độ.

Căn cứ theo quy định của Luật Quản lý Ngoại thương, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước nhận thấy có hành vi phá giá, có dấu hiệu gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, do vậy các doanh nghiệp có quyền nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.

Ngay sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của các doanh nghiệp, căn cứ theo quy định, quy trình, cơ quan chức năng sẽ tiến hành thẩm định tính hợp lệ của bộ hồ sơ (kéo dài 15 ngày). Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đại diện các ngành sản xuất trong nước phải nộp hồ sơ bổ sung.

Khi hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ trong vòng 45 ngày. Trên cơ sở đó, kiến nghị Bộ Công Thương tiến hành khởi xướng hoặc không khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép cán nóng, thời hạn điều tra sau khi khởi xướng sẽ kéo dài từ 2 - 6 tháng (tối đa là 8 tháng). Trong quá trình Cơ quan điều tra sẽ thông báo cụ thể để các bên liên quan cung cấp đầy đủ chứng cứ để xem xét một cách toàn diện, công bằng rồi đưa ra kết luận hợp lý.

Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại nhấn mạnh, quá trình điều tra sẽ được thực hiện công khai, minh bạch; các hồ sơ hợp lệ được thông báo đầy đủ lên các kênh thông tin. Bộ Công Thương cũng như Cục Phòng vệ Thương mại đều có thông tin đến các cơ quan báo chí, phía doanh nghiệp, đồng thời tiến hành đẩy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam và Tổ chức Thương mại thế giới.

Công nghiệp

Những điểm mới trong Nghị định 32 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp 3:47

Những điểm mới trong Nghị định 32 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Nghị định 32/2024 NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp đã thể chế hóa được tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, tăng cường phân cấp quản lý các cụm công nghiệp cho chính quyền địa phương. Đồng thời nêu ra những giải pháp, công cụ để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý, phát triển cụm công nghiệp trong thời gian tới.

Theo đó Nghị định số 32 sẽ phân cấp rõ trách nhiệm của địa phương từ công tác xây dựng phương án phát triển đến thành lập/mở rộng CCN, quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN; Ban hành Quy chế, quy định theo thẩm quyền và tổ chức thực thi các chính sách, pháp luật về CCN… bảo đảm cho chính quyền địa phương có đủ công cụ, điều kiện cần thiết để thực hiện vai trò, chức năng quản lý nhà nước về CCN. Đây là điểm rất mới của Nghị định 32 và Nghị định 43.

Cũng tại hội nghị, Sở Công Thương của 63 tỉnh, thành phố đã được kết nối trực tuyến với điểm cầu Bộ Công Thương để trao đổi, đóng góp ý kiến. Theo đó, đại diện các Sở Công Thương như: Bình Định, Nam Định, Long An, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Đăk Lăk ... đã nêu lên những thắc mắc, ý kiến, đóng góp cũng như giải pháp triển khai nghị định tại mỗi địa phương.

Nghị định 32/2024 NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm Công nghiệp đã cơ bản tháo gỡ, khắc phục được những vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn quản lý, phát triển cụm công nghiệp trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số nội dung, ý kiến, đóng góp khi triển khai nghị định vào thực tiễn mà các địa phương phản ánh vẫn chưa được giải quyết triệt để. Về vấn đề này, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ/ngành, địa phương để tổng hợp, đề xuất với các cấp có thẩm quyền trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật chuyên ngành có liên quan trong thời gian tới, để nghị định 32 trở nên phù hợp hơn khi được triển khai thực tiễn.

Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực cho ngành vi mạch bán dẫn 9:24

Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực cho ngành vi mạch bán dẫn

Tiết kiệm điện trong sản xuất công nghiệp ở Bắc Giang: Những doanh nghiệp tiên phong 5:39

Tiết kiệm điện trong sản xuất công nghiệp ở Bắc Giang: Những doanh nghiệp tiên phong

Bắc Giang một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng sản xuất công nghiệp, năm 2023, lượng điện sử dụng cho công nghiệp, xây dựng của Bắc Giang chiếm khoảng 70% tổng lượng điện tiêu thụ của toàn tỉnh. Do nhiều nguyên nhân nên năm 2023 tỉnh Bắc Giang cũng như nhiều địa phương trong cả nước xảy ra tình trạng thiếu điện. Nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp (KCN), địa phương phải thực hiện cắt điện luân phiên, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.

undefined
Với gần 100 DN sử dụng năng lượng trọng điểm, việc tuân thủ của các DN sẽ góp phần vào thành công của Bắc Giang trong triển khai chương trình tiết kiệm điện.

Đến Công ty TNHH Công nghệ chính xác Fuyu thuộc Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn)- đơn vị chuyên sản xuất, gia công linh kiện, phụ kiện điện tử, từ năm 2019 khi đầu tư vào Khu công nghiệp Quang Châu, Fuyu luôn tuân thủ các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Theo đó, Fuyu đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 50001:2018 vào quy trình hoạt động sản xuất, đảm bảo sử dụng đúng công suất và biểu đồ phụ tải; thực hiện kế hoạch sản xuất hợp lý; hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị, máy móc có công suất tiêu thụ điện lớn vào giờ cao điểm; hạn chế tối đa các thiết bị điện hoạt động không tải.

Với quyết tâm cao, coi việc tiết kiệm điện là ưu tiên hàng đầu, thời gian qua Công ty Điện lực Bắc Giang đã chủ động, phối hợp với Sở Công Thương và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh làm việc với các khách hàng tiêu thụ điện lớn để tuyên truyền, ký cam kết triển khai chương trình tiết kiện điện, nhằm vận động doanh nghiệp chung tay cùng ngành Điện trong việc đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng.

Được biết, đến nay, Điện lực Bắc Giang đã làm việc với 188 khách hàng sản xuất ký Biên bản cam kết tiết kiệm điện với sản lượng khách hàng cam kết thực hiện tiết kiệm 2% điện/ sản phẩm hoặc tiết kiệm ít nhất 2% tổng sản lượng điện trong năm so với lượng điện sử dụng, tương đương với gần 120 triệu kWh.

Đồng thời, công ty cũng làm việc và ký thỏa thuận DR với 284/284 khách hàng có sản lượng trên 1 triệu kWh/năm đồng ý tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải khi có thông báo của ngành điện.

undefined
Điện lực thành phố Bắc Giang đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định

Dự báo năm 2024 nhu cầu phụ tải sử dụng điện tỉnh Bắc Giang cao nhất đạt khoảng 1.290MW, so với công suất đỉnh năm 2023 tăng 15,8%, trong đó cao điểm là từ tháng 5 đến tháng 12 với mức công suất đỉnh của tỉnh được dự báo từ 1.105MW-1.290 MW.

Do vậy để đảm bảo an toàn hệ thống lưới điện quốc gia, nâng cao ý thức và trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực thi Luật Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả, Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ: Về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025 (Chỉ thị số 20)..., thì vai trò của cơ quan quản lý năng lượng tại địa phương có ý nghĩa tiên quyết.

Có thể khẳng định, thời gian qua công tác triển khai thực thi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm đã thu được những kết quả tích cực.

Với các giải pháp và hành động cụ thể trên được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và an toàn điện trong giai đoạn nắng nóng cao điểm năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Thương nhân được quyết mức giá nhưng không cao hơn giá trần 1:34

Thương nhân được quyết mức giá nhưng không cao hơn giá trần

Tại Họp báo thường kỳ được Bộ Công Thương tổ chức vào chiều 29/3, phóng viên các cơ quan báo chí quan tâm đến những điểm mới được nêu tại Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến. Liên quan đến nội dung này, bà Vũ Thuý Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương hiện đang phối hợp các bộ, ngành và đơn vị liên quan xây dựng Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu.

Đối với cơ chế giá xăng dầu, dự thảo Nghị định dự kiến sẽ tiến dần hơn với cơ chế thị trường, theo đó nhà nước sẽ ban hành công thức giá để thương nhân kinh doanh xăng dầu chủ động quyết định mức giá bán, nhưng giá không cao hơn mức giá mà công thức giá quy định.

Đường dây nóng 389

Tiêu hủy 10.000 con vịt giống mua trôi nổi trên mạng xã hội 0:45

Tiêu hủy 10.000 con vịt giống mua trôi nổi trên mạng xã hội

Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương đã phối hợp tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống do bà Đào Thị Hảo trú tại xã Tân Hương, Huyện Ninh Giang mua trôi nổi trong group facebook có tên “Hội chăn nuôi vịt”. Được biết, 10.000 con vịt giống này có độ tuổi 1 ngày tuổi, đựng trong 100 lồng nhựa; nhiều con vịt có biểu hiện yếu, đầu cổ bị run; một số đã chết và bốc mùi.

undefined
Tiêu hủy 10.000 con vịt giống mua trôi nổi trên mạng xã hội

Lực lượng chức năng xác định, toàn bộ số vịt giống không có hóa đơn, chứng từ giấy tờ… kèm theo theo quy định của pháp luật.

Lực lượng chức năng đã lập biên bản, xử phạt hành chính với số tiền 35 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ số vịt giống không có xuất xứ.

TP.HCM: Liên tiếp phát hiện loạt cửa hàng vàng kinh doanh có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng 1:08

TP.HCM: Liên tiếp phát hiện loạt cửa hàng vàng kinh doanh có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

Thực hiện Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tiến hành rà soát, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng vàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 9/4, các Đội Quản lý thị trường đã thực hiện kiểm tra một số doanh nghiệp kinh doanh vàng trên địa bàn các quận, huyện. Qua kiểm tra, các doanh nghiệp xuất trình đầy đủ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân theo quy định. Bước đầu Đoàn kiểm tra đã phát hiện một số vi phạm: Bày bán các sản phẩm vàng trang sức không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, không có nhãn hàng hóa. Ngoài ra, các mặt hàng (bông tai, mặt dây chuyền, lắc tay…) có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng.

Lực lượng Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã lập biên bản và đang làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật. Trong thời gian tới, các Đội Quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục triển khai đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn Thành phố.

Hà Nội: Kiểm tra 6 cơ sở kinh doanh gạo có dấu hiệu giả mạo thương hiệu Gạo Ông Cua 2:12

Hà Nội: Kiểm tra 6 cơ sở kinh doanh gạo có dấu hiệu giả mạo thương hiệu Gạo Ông Cua

Ngày 5/4/2024, ba đoàn kiểm tra Đội QLTT số 1, 5 và 15 thuộc Cục QLTT thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất 6 cơ sở kinh doanh gạo nằm rải rác trên địa bàn 03 quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng và Hoài Đức.

Các cơ sở bị kiểm tra gồm: Cơ sở kinh doanh Hệ thống phân phối Minh Thu Gạo Sạch, địa chỉ: số 281 Tân Mai, Quận Hoàng Mai; Cơ sở kinh doanh Gạo Đình Phong, địa chỉ: Đường Mới Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai; Cơ sở kinh doanh Gạo Tuấn Lý, địa chỉ: số 288, Đường 422, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức; Gạo Hồng Hằng, địa chỉ: số 55, ngõ 150 phố Tân Khai, Quận Hoàng Mai; Cơ sở kinh doanh Gạo, địa chỉ: số 19C Nguyễn Chính, Quận Hoàng Mai và Cơ sở kinh doanh Siêu thị gạo sạch, địa chỉ: số 25 đường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Bước đầu kiểm tra cho thấy, hoạt động kinh doanh hàng hóa tại các cơ sở kinh doanh trên đều có dấu hiệu giả mạo đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam; Kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu là hàng giả về bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa; giả mạo mã số mã vạch của hàng hóa, giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói hàng hóa.

Phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn Thủ đô 2:38

Phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn Thủ đô

Chiều 4/4, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường đã đồng loạt tiến hành kiểm tra 3 điểm kinh doanh vàng, bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội và phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm.

Các cơ sở kiểm tra trong chiều nay gồm: Công ty TNHH Một thành viên Phúc Thành Hà Nội, số 276 Ngọc Lâm, Long Biên; Công ty TNHH Vàng Bảo Tín Lan Vỹ, số 84A Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy; Công ty TNHH Vàng bạc Chiến Minh, số 119 Cầu Giấy, Cầu Giấy.

Trong quá trình kiểm tra, bước đầu lực lượng Quản lý thị trường xác định một số hành vi vi phạm liên quan đến nhãn hàng hóa, niêm yết giá, vi phạm về điều kiện kinh doanh, có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, vi phạm trong kinh doanh hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử...

Thị trường hàng hóa

Giá vàng hôm nay 27/4: Vàng trong nước bất ngờ tăng sốc 1 triệu đồng/lượng 1:15

Giá vàng hôm nay 27/4: Vàng trong nước bất ngờ tăng sốc 1 triệu đồng/lượng

Giá vàng các thương hiệu trong nước hôm nay 27/4 được điều chỉnh tăng mạnh lên quanh 85 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh đang niêm yết ở mức 83 triệu đồng/lượng mua vào và 85,2 triệu đồng/lượng bán ra. So với rạng sáng qua, giá vàng SJC đã được điều chỉnh tăng 1.000.000 đồng chiều mua và 900.000 đồng chiều bán.

undefined
Giá vàng các thương hiệu trong nước được điều chỉnh tăng mạnh lên quanh 85 triệu đồng/lượng

Tại khu vực Hà Nội, DOJI điều chỉnh tăng giá vàng miếng 800.000 đồng ở cả 2 chiều lên lần lượt 82,6 triệu đồng/lượng mua vào và 84,8 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá mua và giá bán vàng thương hiệu Bảo Tín Minh Châu đang lần lượt là 83,25 triệu đồng/lượng và 85,15 triệu đồng/lượng, tăng 850.000 đồng ở cả 2 chiều.

Trong khi đó, giá vàng thế giới nhích nhẹ với vàng giao ngay tăng 5,7 USD lên 2.337,4 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.349,6 USD/ounce, tăng 7,1 USD so với rạng sáng qua.

Giá vàng thế giới giữ ổn định trong ngày 26/4 (theo giờ Mỹ) khi dữ liệu công bố mới nhất cho thấy lạm phát của Mỹ tăng phù hợp với kỳ vọng.

Tập trung giải quyết các vướng mắc thúc đẩy xuất khẩu gạo hiệu quả, bền vững 3:34

Tập trung giải quyết các vướng mắc thúc đẩy xuất khẩu gạo hiệu quả, bền vững

Ngày 26/4/2024, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức “Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I năm 2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.

undefined
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông Trần Thanh Nam và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè chủ trì hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu là đại diện các Bộ, ngành, địa phương và Hiệp hội, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nhận định, trong thời gian qua, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế, tiềm ẩn rủi ro tới hoạt động thương mại hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là nhóm hàng lương thực thực phẩm, trong đó có gạo. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, địa phương về giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu đã góp phần mang lại cho hoạt động xuất khẩu gạo những kết quả tích cực.

undefined
Lãnh đạo các Cục, Vụ, Báo Công Thương thuộc Bộ Công Thương tham dự hội nghị

Theo Tổng cục Hải quan, trong quý I năm 2024 Việt Nam đã xuất khẩu gần 2,2 triệu tấn gạo với trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 17,8% về lượng và tăng 45,6 % về trị giá so với năm 2023. Bình quân giá gạo xuất khẩu 3 tháng đầu năm tăng 134 USD/tấn so với cùng kỳ. Đáng chú ý, các thị trường xuất khẩu gạo chính đều tăng cao so với cùng kỳ. Dự báo những tháng cuối năm, thị trường xuất khẩu gạo vẫn có những tín hiệu tích cực nhờ nhu cầu dự trữ lương thực từ các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường thương mại gạo toàn cầu vẫn phải đối mặt với những thách thức như nguồn cung gạo toàn cầu giảm do tiếp tục chịu tác động từ lệnh cấm xuất khẩu gạo của một số thị trường như Ấn Độ, UAE, Nga; hiện tượng El Nino, biến đổi khí hậu, ở nhiều khu vực). Cùng với đó, tình hình địa chính trị còn diễn biến phức tạp dự báo sẽ tác động tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng cuối năm 2024.

undefined
Ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ phát biểu chào mừng hội nghị

Để hoạt động xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội thị trường, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đề nghị các Bộ, ngành liên quan; các địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cùng các Thương nhân xuất khẩu gạo và các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 02/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/3/2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.

undefined
Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu báo cáo tình hình xuất khẩu gạo năm 2023 và quý I/2024

Theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, quan điểm chỉ đạo chung là phải bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, bình ổn thị trường trong nước; đồng thời tận dụng thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong điều kiện có thể nhằm mang lại giá trị, hiệu quả cao nhất cho người sản xuất và kinh doanh, bảo đảm xuất khẩu gạo bền vững, hiệu quả, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Cùng với đó là xác lập, củng cố cơ chế hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo với vùng trồng, người sản xuất và giữa các thương nhân với nhau để bảo đảm nguồn hàng ổn định, chất lượng, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán, tranh thị trường và ép cấp, ép giá. Các doanh nghiệp phải hợp tác chặt chẽ theo phương châm ‘muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau’. Đồng thời, chú trọng mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo, khẳng định và nâng tầm thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế, nhất là ở các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng.

Giá vàng ngày 26/4: Vàng trong nước bất ngờ giảm sâu tới 800.000 đồng/lượng 1:08

Giá vàng ngày 26/4: Vàng trong nước bất ngờ giảm sâu tới 800.000 đồng/lượng

Rạng sáng nay (26/4), giá vàng trong nước quay đầu giảm, mức giảm cao nhất 800.000 đồng/lượng, giá vàng bán ra cao nhất 84 triệu đồng/lượng

Cụ thể, giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang được niêm yết ở mức 81,70 triệu đồng/lượng mua vào và 84 triệu đồng/lượng bán ra. So với rạng sáng qua, giá vàng tại đây giảm 800.000 đồng/lượng chiều mua và giảm 500.000 đồng/lượng chiều bán.

undefined

So với rạng sáng qua, giá vàng tại đây giảm 800.000 đồng/lượng chiều mua và giảm 500.000 đồng/lượng chiều bán

Giá vàng DOJI tại khu vực Hà Nội đang ở mức 81,50 triệu đồng/lượng mua vào và 83,70 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 500.000 đồng/lượng và 300.000 đồng/lượng ở chiều mua vào – bán ra so với rạng sáng qua.

Giá vàng Bảo Tín Minh Châu giảm 250.000 đồng/lượng chiều mua vào, niêm yết ở mức 82,10 triệu đồng/lượng; giảm 250.000 đồng/lượng chiều bán ra, niêm yết ở mức 84 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng thế giới tiếp tục giảm nhẹ với vàng giao ngay giảm 6,3 USD xuống 2.315,2 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.329 USD/ounce; giảm 5,7 USD so với rạng sáng qua.

Thương hiệu - Hàng Việt

Hà Nội trao chứng nhận danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao 1:30

Hà Nội trao chứng nhận danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Ngày 12/4, TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận danh hiệu 15 làng nghề và 104 chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao năm 2023.

undefined
Hà Nội trao chứng nhận danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 327 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc địa bàn 24 quận, huyện, thị xã gồm 268 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề, 59 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống với 6/7 nhóm nghề.

Riêng năm 2023, thành phố Hà Nội đã công nhận 15 làng nghề, có 6 làng nghề được công nhận mới, 9 làng nghề thuộc huyện Phú Xuyên được công nhận từ “Làng nghề” lên “Làng nghề truyền thống”.

Đồng thời, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 544 sản phẩm OCOP, vượt 136% kế hoạch thành phố giao (400 sản phẩm). Trong đó, có 440 sản phẩm 3 sao, 104 sản phẩm tiềm năng 4 sao của 200 chủ thể (50 doanh nghiệp, 36 hợp tác xã, 114 hộ kinh doanh).

Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP trong thời gian tới, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp định hướng: “Các đơn vị, doanh nghiệp và chủ thể OCOP cần xây dựng một chiến lược tiếp thị toàn diện để quảng bá sản phẩm OCOP đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Bên cạnh việc giới thiệu phát triển sản phẩm truyền thống qua các sự kiện quảng cáo và triển lãm, hợp tác với các đối tác phân phối và bán lẻ... cần quảng bá sản phẩm trên các kênh truyền thông, nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử như: Tiktok, Shopee, Lazada,...”

Dự báo về kết quả đạt được trong năm 2024, ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội cho biết: “Năm 2024, dự kiến sẽ có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng và đa dạng của các sản phẩm OCOP của thành phố Hà Nội. Việc này có thể đạt được thông qua các chính sách hỗ trợ, chương trình đào tạo và tư vấn cho các làng nghề và doanh nghiệp, cũng như sự nỗ lực của cộng đồng và doanh nghiệp địa phương trong việc phát triển sản xuất và tiếp cận thị trường”.

Sự kiện này không chỉ là dịp để tôn vinh và khích lệ các làng nghề và doanh nghiệp sản xuất, mà còn là cơ hội để quảng bá và tiếp thị các sản phẩm địa phương ra thị trường nội địa và quốc tế.

Bưởi đỏ tiến vua Thanh Hoá đắt khách dịp Tết Nguyên đán 2024 3:18

Bưởi đỏ tiến vua Thanh Hoá đắt khách dịp Tết Nguyên đán 2024

Tại Thanh Hoá có một giống bưởi rất đặc biệt, từng là sản vật để tiến vua, có tên gọi là bưởi đỏ hoặc bưởi Luận Văn. Loại bưởi này được trồng nhiều nhất là ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hoá) với tổng diện tích khoảng 56ha, trong đó diện tích bưởi đang ở giai đoạn kinh doanh cho quả là 20ha.

Loại bưởi này đặc biệt bởi ban đầu khi còn nhỏ sẽ có màu xanh như những loại bưởi thông thường. Thế nhưng vào độ khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch thì nó lại chuyển một màu áo mới sang vàng, từ vàng sang hơi cam và cuối cùng là màu đỏ gấc từ trong ra ngoài rất bắt mắt cùng với mùi thơm man mát, nhẹ nhàng.

Theo người dân ở đây kể lại rằng màu đỏ của bưởi Luận Văn tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng khi bày trong mâm ngũ quả nên vào mỗi dịp Tết bưởi Luận Văn sẽ được nhiều người dân tìm mua để thờ cúng. Chính vì vậy vào thời điểm này, còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các hộ gia đình trồng bưởi ở huyện Thọ Xuân lại nô nức, bận rộn chăm bón cho cây để chuẩn bị cung cấp cho thị trường.

Hàng năm, sản lượng bưởi Luận Văn ước đạt 400 tấn/ vụ thu hoạch, tương đương khoảng 380.000 – 400.000 quả. Với kinh nghiệm trồng bưởi lâu năm của người dân trong vùng, bưởi đỏ khi chín sẽ dao động từ 0,7-1,3kg. Những quả bưởi nào càng to, tròn, màu sắc đều đẹp thì giá sẽ càng cao. Không những thế, năm 2021 sản phẩm bưởi Luận Văn được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Điều này đã mở ra hướng phát triển kinh tế hộ gia đình rất hiệu quả cho bà con nông dân trong vùng.

Nắm bắt được tiềm năng phát triển của bưởi Luận Văn, hiện nay, UBND huyện Thọ Xuân cũng đang tiến hành lên kế hoạch phát triển, hình thành vùng sản xuất bưởi Luận Văn kết hợp ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất. Từ đó đem lại hiểu quả kinh tế, giá trị thẩm mỹ và phát triển đời sống của bà con nông dân huyện Thọ Xuân.

Thương mại điện tử đưa nông sản đi muôn nơi 7:49

Thương mại điện tử đưa nông sản đi muôn nơi

Những năm gần đây, cuộc sống của người làm nông trên khắp dải đất hình chữ S đã có những thay đổi đáng kể. Các địa phương trên cả nước cũng đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho người dân địa phương.

Thương mại điện tử đang giữ vị trí quan trọng và là giải pháp hiệu quả trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, giữ vững chuỗi cung ứng.

undefined
Thương mại điện tử đang giữ vị trí quan trọng và là giải pháp hiệu quả trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, giữ vững chuỗi cung ứng

Việt Nam được đánh giá là điểm bùng nổ của thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2020, doanh thu bán lẻ thương mại điện tử Việt Nam tăng 18%, năm 2021 tăng 16%, năm 2022 tăng 20%, và trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh số thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam đạt 10,3 tỷ USD, tăng 25%, chiếm 7,7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước. Đặc biệt, trong 10 sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á, Việt Nam có 7 sàn. Đây là một cơ hội rất thuận lợi cho bà con nông dân miền núi đưa đặc sản vùng miền đi xa hơn.

Để nâng cao vai trò của thương mại điện tử và phát triển kinh tế khu vực nông thôn và miền núi, trong thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã đặc biệt quan tâm và triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đặc sản địa phương thông qua thương mại điện tử.

Nhiều hoạt động phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương với những nền tảng thương mại điện tử lớn như Postmart, Sendo, Voso, Tiki, Shopee, Lazada … đã hỗ trợ hàng nghìn lượt doanh nghiệp tiếp cận phương thức phân phối hàng hoá trên thương mại điện tử. Nhờ vậy, nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc sản Miến dong Cao Bằng, Hồng trà Phìn Hồ (Hà Giang), Gạo Séng Cù (Lào Cai), Nấm hương Cao Bằng… đã được đẩy mạnh tiêu thụ qua kênh thương mại điện tử, mang đến làn sóng mới trong sản xuất kinh doanh và giảm sự phụ thuộc vào phương thức bán hàng truyền thống.

Với mục tiêu hỗ trợ các phát triển sản phẩm Việt, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với sàn thương mại điện tử Voso và sàn thương mại điện tử Sendo, xây dựng “Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia” trên các sàn thương mại điện tử và đã cho kết quả ấn tượng. Năm 2021, nhờ Hiệp định thương mại tự do mới EVFTA cùng sự hỗ trợ của sàn thương mại điện tử Voso, những tấn vải thiều đầu tiên của Lục Ngạn đã tới tới tay người tiêu dùng Cộng hòa Liên bang Đức với giá 15 Euro/kg, tương đương khoảng 411 nghìn đồng, rẻ hơn 3 Euro so với siêu thị tại đây.

Đáng mừng hơn, đây là sản phẩm của các hộ nông dân Lục Ngạn, một huyện có 29 đơn vị hành chính cấp xã thì có 9 xã khu vực III; 1 xã khu vực II; 17 xã khu vực I trong danh sách xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Bắc Giang.

Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết: "Gian hàng Việt trực tuyến thực sự là sáng kiến rất là kịp thời, đúng lúc khi mà TMĐT tại Việt Nam bùng phát thì gắn theo đó là những hoạt động định hướng của Bộ Công Thương giúp cho việc kinh doanh hàng hoá trên không gian ảo, không gian mạng là bảo đảm được hàng hoá có chất lượng có nguồn gốc xuất xứ của những thương hiệu uy tín của Việt Nam lâu nay cũng như các hàng hoá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất tại Việt Nam. Định hướng được cho người tiêu dùng sử dụng những hàng hoá có chất lượng và giá cả rất là hợp lý".

Trong 3 năm qua, Bưu điện Việt Nam triển khai đồng bộ hàng loạt giải pháp tiêu thụ nông sản, đặc sản vùng miền thông qua sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Mục tiêu Postmart đề ra là góp phần phát triển, tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các miền.

“Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia” đang được triển khai mạnh mẽ và rộng khắp các tỉnh/thành trên cả nước và tiếp tục mở rộng ra các sàn thương mại điện tử lớn khác Tiki, Postmart, Shopee và Lazada với các hình thức triển khai khác nhau, đã nhận được sự ủng hỗ và hỗ trợ của lãnh đạo các tỉnh, Sở ban ngành và doanh nghiệp ở địa phương.

“Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia” đã kết nối thương mại điện tử ở nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có tỉnh có các xã, huyện vùng cao như Hà Nội, Hải Dương, Sơn La, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Nai, Lạng Sơn... hàng nghìn lượt doanh nghiệp đã được tiếp cận và phổ biến về chương trình, có hàng trăm sản phẩm được lựa chọn kỹ lưỡng đã được đưa lên “Gian hàng Việt trực tuyến”. Hiện tại, độ phủ của chương trình đã rất rộng và được cộng đồng doanh nghiệp khắp các tỉnh/thành đánh giá cao.

Có thể kể đến một số chương trình tiêu biểu như: Chương trình “Ngày Đặc sản Sơn La” và “Ngày hội xứ Dừa – Quê hương Bến Tre”, “Phiên chợ nông sản Việt”, “Tuần lễ nông sản Việt” kết nối trực tiếp tới nhà vườn, sản phẩm nông sản được cam kết theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP và dán nhãn tem truy xuất nguồn gốc, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tổ chức phân phối trên các Sàn thương mại điện tử.

Nhóm hàng nông sản đã được tổ chức tiêu thụ trên các sàn thương mại điện lớn như Hành tím Sóc Trăng, Khoai lang tím Vĩnh Long, Bưởi da xanh Bến Tre, Sầu riêng Ri6 Trà Vinh, Vải thiều Hải Dương, Bắc Giang, Bơ Đắk Nông, Mận, Xoài Sơn La, Lê thơm Tai Nung Lào Cai, Nho xanh Ninh Thuận, Nhãn lồng Hưng Yên, Na Chi Lăng Lạng Sơn, Bưởi Phúc Trạch Hà Tĩnh…

Với các sự kiện như vậy, hàng trăm tấn nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP đã được hỗ trợ tiêu thụ thông qua kênh thương mại điện tử mà Bộ Công Thương đã và đang triển khai. Riêng chương trình hỗ trợ tiêu thụ vải thiều huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, theo thống kê, khoảng trên 9.000 tấn vải thiều được tiêu thụ với gần 1 triệu đơn hàng trên 6 sàn thương mại điện tử, không tính các kênh trực tuyến và mạng xã hội khác.

Ông Nguyễn Khắc Lịch – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn cho rằng: "Trong cụ thể của phần triển khai kinh tế số của tỉnh Lạng Sơn, là tạo ra mỗi hộ gia đình của bà con nông dân có một cửa hàng số. Với cửa hàng số đấy, bà con có thể mua và bán các sản vật, các nông sản qua sàn. Và đây là cách thay đổi cách sống, cách làm việc truyền thống bao nhiêu đời nay. Với mục tiêu là bà con mang nông sản không phải mang ra chợ nữa, bà con có thể cấp nông sản cho những người ở Huế, ở Sài Gòn trong vòng 48 giờ".

Sàn thương mại điện tử đã thay đổi phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước. Trước kia, để hỗ trợ bà con nông dân, các Sở Công Thương thường tổ chức hội nghị, hội thảo và hội chợ. Hiện nay, việc hỗ trợ chủ yếu tập trung vào kết hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cùng các sàn thương mại điện tử hướng dẫn hộ sản xuất nông nghiệp tạo tài khoản tham gia kinh doanh trên sàn thương mại điện tử; hướng dẫn quy trình, cách khởi tạo gian hàng, đưa sản phẩm lên gian hàng và theo dõi đơn hàng phát sinh; hướng dẫn cách chụp ảnh, quay clip, xây dựng nội dung giới thiệu sản phẩm, cách thức đóng gói, vận chuyển đảm bảo chất lượng sản phẩm…

Với những nỗ lực cùng sự kết nối của Bộ ngành trung ương và sở, ban, ngành địa phương với các nền tảng thương mại điện tử, các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ đặc sản địa phương hứa hẹn mang lại giá trị thiết thực cho cả doanh nghiệp sản xuất, cũng như người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế số lượng doanh nghiệp ở các địa phương có thể tự đưa sản phẩm lên các kênh thương mại điện tử còn khiêm tốn. Việc đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử đối với các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, cũng như bà con chưa mang lại giá trị như mong muốn. Điều này rất cần sự hiệp lực từ cơ quan nhà nước, doanh nghiệp sản xuất và cả các nền tảng thương mại điện tử, để đưa ra các giải pháp mở rộng kênh thương mại điện tử có giá trị thiết thực trong tiêu thụ sản phẩm nông sản cho bà con nông dân trên khắp cả nước.

Tài chính - Chứng khoán

Chứng khoán ngày 23/4: Sắc đỏ bao phủ thị trường, VN-Index quay đầu giảm gần 13 điểm 1:03

Chứng khoán ngày 23/4: Sắc đỏ bao phủ thị trường, VN-Index quay đầu giảm gần 13 điểm

Thành quả tăng điểm của phiên đầu tuần gần như bị “bay sạch” khi lực bán áp đảo khiến chỉ số VN-Index giảm 12,82 điểm, tương đương 1,08%, xuống 1.177,4 điểm.

undefined
Chứng khoán ngày 23/4: Sắc đỏ bao phủ thị trường, VN-Index quay đầu giảm gần 13 điểm

Sau phiên hồi phục hôm qua, thị trường mở cửa trong trạng thái giằng co biên độ hẹp quanh tham chiếu trước sự thận trọng của nhà đầu tư. Sau một giờ giao dịch phiên sáng, thị trường đã đảo chiều xuống dưới tham chiếu khi áp lực bán dâng cao.

Trong phiên giao dịch hôm nay, sắc đỏ bao phủ hầu hết những mã chính trong nhóm bất động sản khi VHM đứng đầu đà kéo, lấy đi hơn 1,3 điểm của thị trường chung. Cổ phiếu chứng khoán sau khi "lên đồng" ở phiên trước hôm nay cũng diễn biến tiêu cực như AGR giảm kịch sàn, VCI giảm 3,6%, BSI giảm 3,8%, CTS giảm 5,52%... Bên cạnh đó, nhóm sản xuất giao dịch cũng không mấy khả quan.

Kết thúc phiên giao dịch, toàn sàn HoSE có đến 360 mã giảm giá, 117 mã tăng giá và 57 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản khớp lệnh vẫn ở mức thấp, chỉ đạt 15.590 tỷ đồng.

Chứng khoán ngày 22/4: Cổ phiếu nhóm chứng khoán “thăng hoa” đẩy VN-Index tăng vọt 1:14

Chứng khoán ngày 22/4: Cổ phiếu nhóm chứng khoán “thăng hoa” đẩy VN-Index tăng vọt

Nhóm cổ phiếu chứng khoán hút dòng tiền và đua nhau xanh tím sau thông tin hệ thống KRX của HoSE sẽ chính thức được vận hành trong ngày 2/5/2024.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index tăng 15,37 điểm, tương đương 1,31%, lên 1.190,22 điểm, gây ấn tượng nhất trong phiên là cổ phiếu chứng khoán.

undefined
Chứng khoán ngày 22/4: Cổ phiếu nhóm chứng khoán “thăng hoa” đẩy VN-Index tăng vọt

Trong nhóm cổ phiếu chứng khoán nhiều mã tăng kịch trần như VND, FTS, ORS trong khi các mã khác cũng tăng rất mạnh như: SSI tăng 5,72%, VCI tăng 5%, HCM tăng 6,64%, BSI tăng 5,82%, VIX tăng 5,21%...

Bên cạnh đó nhóm bất động sản, ngoại trừ bộ đôi VHM - VIC ghi nhận sắc đỏ và QCG quay đầu giảm kịch sàn thì phần còn lại đa số tăng tốt.

Đáng chú ý là nhóm cổ phiếu ngân hàng khi BID mang về cho chỉ số chung 2,5 điểm, sau đó là CTG, TCB đều đóng góp 0,9 và 0,5 điểm.

Toàn sàn HoSE có tới 374 có mã tăng giá, 114 mã giảm giá và 59 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản ở mức thấp kỷ lục, chỉ đạt hơn 17 nghìn tỷ trên cả 3 sàn.

Chứng khoán tuần từ 22-26/4: Thị trường chưa có dấu hiệu khởi sắc 1:17

Chứng khoán tuần từ 22-26/4: Thị trường chưa có dấu hiệu khởi sắc

Thị trường trải qua tuần giao dịch “đen tối” với 4 phiên nhưng cả 4 phiên đều giảm. Chốt tuần chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 1.174 điểm, giảm tới 101,75 điểm, tương ứng 8%.

Với mức giảm trên, quy mô vốn hóa thị trường sàn HoSE mất mốc 5 triệu tỷ đồng, "bốc hơi" 413.329 tỷ đồng (tương đương 16,24 tỷ USD) xuống còn 4,78 triệu tỷ đồng.

Một tuần giảm điểm sâu với thanh khoản tăng cao sẽ khiến tâm lý giao dịch những tuần tới bị ảnh hưởng và thị trường ở thời điểm hiện tại chưa có dấu hiệu hồi phục một cách rõ ràng.

undefined

Với việc VN-Index liên tục giảm điểm, lo ngại rủi ro chỉ số rơi về các ngưỡng sâu hơn trong các phiên giao dịch tuần tới trước áp lực tỷ giá, tăng lãi suất, các nhóm phân tích của Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội, Chứng khoán Bảo Việt, Chứng khoán Vietcombank khuyến cáo các nhà đầu tư ngắn hạn, nhà đầu tư có tỷ trọng cao hoặc sử dụng margin nên tranh thủ các nhịp hồi phục để hạ tỷ trọng danh mục về mức an toàn.

Đối với nhà đầu tư trung và dài hạn, các nhóm phân tích chứng khoán khuyến cáo không nên giải ngân trong bối cảnh hiện tại, không nên sử dụng margin và giải ngân bắt đáy sớm, kiên nhẫn chờ đợi nhịp tích lũy tin cậy hơn.

Chứng khoán ngày 19/4: Thị trường tiếp tục trượt dốc, VN-Index mất 18 điểm 1:16

Chứng khoán ngày 19/4: Thị trường tiếp tục trượt dốc, VN-Index mất 18 điểm

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, VN-Index giảm 18,16 điểm, tương đương 1,52%, xuống còn 1.174 điểm, VIC là cổ phiếu diễn biến tiêu cực nhất phiên khi giảm tới 5,33%.

undefined
Chứng khoán ngày 19/4: Thị trường tiếp tục trượt dốc, VN-Index mất 18 điểm

Thị trường mở cửa trong không khí tiêu cực và sắc đỏ bao trùm hầu hết các nhóm ngành. Cổ phiếu chứng khoán giảm mạnh nhất khi có tới 24/26 mã giảm giá, nhóm bất động sản cũng có tới 66/82 mã giảm giá. Còn nhóm ngân hàng có tới 19/21 mã giảm, tuy nhiên đà giảm không quá sâu.

Ở chiều ngược lại, ngoài BID và MSB là 2 cổ phiếu đóng góp nhiều điểm nhất cho chỉ số chung với lần lượt là 0,35 và 0,12 điểm, thì QCG là cổ phiếu diễn biến tích cực thứ 3, kéo lại cho chỉ số chung 0,08 điểm.

Điểm đáng chú ý hôm nay là khối ngoại đã quay lại mua ròng với giá trị 683 tỷ đồng, trong đó khối này giải ngân 2.986 tỷ đồng và bán ra 2.303 tỷ đồng.

Thanh khoản khớp lệnh cải thiện lên mức trung bình, đạt 22.478 tỷ đồng. Toàn sàn HoSE có tới 405 mã giảm giá, chỉ có 90 mã tăng giá và 54 mã đứng giá tham chiếu.

Pháp luật - Bạn đọc

Thót tim cảnh ô tô lấn làn, vượt bất chấp trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn 1:38

Thót tim cảnh ô tô lấn làn, vượt bất chấp trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Đoạn camera hành trình ghi lại cảnh hàng loạt ô tô lao vun vút, lấn làn, chèn hết cả phần đường của xe chạy chiều ngược lại trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Bắc Ninh: Nghi vấn san lấp, đổ thải trái phép tại Cụm công nghiệp Phú Lâm 3:25

Bắc Ninh: Nghi vấn san lấp, đổ thải trái phép tại Cụm công nghiệp Phú Lâm

Ngày 25/1/2024, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an đã phối hợp với Công an tỉnh Bắc Ninh, Công an huyện Tiên Du, Công an xã Phú Lâm tiến hành kiểm tra đột xuất địa điểm nghi san lấp trái phép chất thải.

undefined
Ngày 25/1/2024, cơ quan chức năng đã kiểm tra, xác minh dấu hiệu san lấp, đổ thải trái phép tại Cụm công nghiệp Phú Lâm

Khu vực này trước đây là ao thuộc khu đất VAC Đông Phù số 109, tờ bản đồ 22. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu nghi vấn, đoàn công tác đã phối hợp với địa phương đến đo đạc, kiểm tra xác minh hành vi vi phạm?

Chiều cùng ngày, cơ quan chức năng đã đào 9 hố tại khu vực nghi san lấp chất thải để lấy mẫu làm kiểm nghiệm xác định chất thải. Tại hiện trường, diện tích ao khoảng hơn 2.000 m2, nhưng hiện tại đã bị san lấp hết 2/3 ao, với độ sâu khoảng 2-3m. Đặc biệt, khi lực lượng chức năng tiến hành đào hố để lấy mẫu, có những khu vực sâu tới gần 4m, chất bùn khi được lấy lên làm kiểm nghiệm có màu đen, bốc mùi hôi nồng nặc.

Bắc Giang: Nhiều nhà xưởng có dấu hiệu xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Phản ánh đến Báo Công Thương, người dân huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang cho biết, thời gian qua trên địa bàn huyện này xuất hiện tình trạng các nhà xưởng chế biến gỗ có dấu hiệu xây dựng trái phép trên đất nông và lâm nghiệp.

Theo phản ánh, các xưởng chế biến gỗ trái phép này nằm rải rác ở nhiều thôn, xã trên địa bàn huyện Sơn Động với diện tích nhỏ cũng vài trăm đến hàng nghìn m2. Bên trong các nhà xưởng đều được xây dựng nhà tạm bằng mái tôn.

Để hoạt động, các chủ kho xưởng này còn cho dựng tấm bạt lớn nhằm che kín không để người dân nhìn vào bên trong. Trang thiết bị máy móc dùng để chế biến gỗ, trạm cân được lắp đặt và nhiều công nhân làm việc cả ngày.

Nở rộ dịch vụ đổi tiền dịp Tết

Theo khảo sát của Báo Công Thương, hiện nay trên các trang mạng xã hội nở rộ dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới lì xì Tết. Nhiều tài khoản công khai quảng cáo, cung cấp dịch vụ đổi tiền có mệnh giá 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng và cả tiền 1-2 đô la Mỹ, với mức phí từ 2% cho đến 15%.

undefined
Các hành vi thu đổi tiền mới, tiền lẻ của các nhân, tổ chức là hành vi trái pháp luật. (Ảnh chụp màn hình)

Theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Thông tư số 25/2013/TT-NHNN, các hành vi thu đổi tiền mới, tiền lẻ của các nhân, tổ chức nhằm hưởng phần trăm chênh lệch đều là hành vi trái pháp luật.

Cao Bằng: Dân khổ sở vì quy hoạch “treo” 13 năm qua

Theo phản ánh của bà Đoàn Thị Tư (trú tại phường Sông Bằng, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng), năm 2011, gia đình tiến hành các thủ tục xác định ranh giới và đo đạc thực địa để lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng cho thửa đất mà gia đình bà đang sinh sống. Tuy nhiên, quá trình xin cấp giấy chứng nhận không được chấp thuận.

Lý do chính quyền đưa ra là thửa đất của gia đình bà nằm trong quy hoạch của dự án Khu dân cư Nà Cạn 1, theo quyết định từ năm 1998. Theo phản ánh, gia đình bà không nhận được văn bản nào của cơ quan nhà nước về việc thửa đất nằm trong quy hoạch và không có các quyết định liên quan đến việc thu hồi đất hay đền bù, giải phóng mặt bằng.

Được biết, tháng 4/2023, Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng đề nghị UBND tỉnh giao UBND TP. Cao Bằng lập hồ sơ xin điều chỉnh mặt bằng quy hoạch khu vực này. Tuy nhiên, từ đó đến nay người dân chưa nắm bắt được tiến độ cũng như phương án điều chỉnh.

Xưng nhân viên Công ty Bảo hiểm Hàng không Âu Lạc gọi điện “ép” khách hàng mua bảo hiểm? 3:17

Xưng nhân viên Công ty Bảo hiểm Hàng không Âu Lạc gọi điện “ép” khách hàng mua bảo hiểm?

Xưng nhân viên Công ty Bảo hiểm Hàng không Âu Lạc gọi điện “ép” khách hàng mua bảo hiểm?

Theo phản ánh của anh N.S.C (trú tại Hà Nội), thời gian qua, anh bị một nữ nhân viên tự xưng thuộc Công ty Bảo hiểm Hàng không Âu Lạc liên tục gọi vào điện thoại cá nhân chào mời bán bảo hiểm. Không hiểu bằng cách nào, người này nắm rõ mọi thông tin cá nhân, cùng chiếc xe ô tô của anh sắp hết hạn bảo hiểm.

Sau khi tư vấn chốt giá, nữ nhân viên bán bảo hiểm trên cử một người đàn ông xưng là thuộc Công ty Bảo hiểm Âu Lạc đến tại nơi tư vấn cho khách hàng. Người đàn ông này có đem theo tờ bảo hiểm đã in sẵn thông tin khách hàng và đóng dấu Công ty Bảo hiểm Hàng không Âu Lạc.

Việc nhân viên tư vấn bảo hiểm gọi điện quấy rối và “ép” mua bảo hiểm khiến anh C. rất bức xúc và cho rằng Công ty Bảo hiểm Hàng không Âu Lạc đã tự ý khai thác, sử dụng thông tin cá nhân của anh khi chưa được sự đồng ý.

Phản ánh Công ty cổ phần Nhật Bản chậm bàn giao mặt bằng

undefined
Công ty Đại Việt đã nhiều lần làm việc với Công ty Nhật Bản để yêu cầu hoàn trả mặt bằng, nhưng công ty này được cho là chưa chịu bàn giao mặt bằng

Theo thông tin phản ánh, ngày 1/8/2015, Công ty Ngân Xuyến và Công ty cổ phần Nhật Bản ký Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho bãi (tại Cụm công nghiệp Duyên Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) với thời hạn Hợp đồng 5 năm. Đến nay, hợp đồng thuê đã hết hạn.

Sau đó, Công ty TNHH Ngân Xuyến cùng Công ty cổ phần dây và cáp điện Đại Việt đã ký kết Hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền trên đất thuê trả tiền hàng năm. Hiện nay, Công ty Đại Việt đã là chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Giấy chứng nhận số DC 888276 do UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 19/1/2022.

Tuy nhiên, Công ty Đại Việt đã nhiều lần làm việc với Công ty Nhật Bản để yêu cầu hoàn trả mặt bằng, nhưng công ty này được cho là chưa chịu bàn giao mặt bằng.

Hà Nội: Chủ cửa hàng quần áo đồng phục “ăn trái đắng” vì tin khách hàng

Theo phản ảnh của chị Trần Thị H, chủ xưởng may áo đồng phục học sinh tiểu học có địa chỉ tại xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội cho biết, từ năm 2017 đến tháng 09/2023, bà M.G có đặt may quần áo đồng phục học sinh tiểu học tại xưởng của chị H để cung cấp cho một số trường trên địa bàn Hà Nội.

Tuy nhiên sau khi nhận hàng, bà M.G đã không thanh toán lại số tiền cho xưởng may của chị H. Tính đến hết tháng 9/2023, số lượng hàng hóa sản xuất và giao theo thỏa thuận có giá trị công nợ hơn 2,89 tỷ đồng.

Theo phản ánh, bà M.G là đại diện pháp luật của Công ty CP thiết kế may G.L, có địa chỉ tại Ba Đình, Hà Nội.

Quảng Ninh: Bất thường thu hồi đất tại thị xã Quảng Yên

undefined
Quá trình thi công, nhà thầu đã gây ảnh hưởng đến đầm nuôi trồng thủy sản của người dân

Theo phản ánh của ông Nguyễn Khắc Luận và Nguyễn Khắc Luấn (cùng trú tại khu Đồng Mát, phường Tân An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, ông cùng nhiều hộ dân đã bị thu hồi đất, để thực hiện dự án Đường nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến đường tỉnh 338 (giai đoạn 1), qua địa phận thị xã Quảng Yên

Tuy nhiên, theo phản ánh, chính quyền thị xã Quảng Yên đã phê duyệt phương án bồi thường 100% giá đất là 32.000 đồng/m2, nhưng trong phương án bồi thường tiếp vẫn ghi 30% của 32.000 đồng/m2, đối với diện tích đất ngoài sổ.

Người dân cho rằng, chính quyền địa phương áp dụng phương án trên là không công bằng. Hơn nữa, quá trình thi công, nhà thầu đã gây ảnh hưởng đến đầm nuôi trồng thủy sản của người dân.

Thanh Hóa: Thầy giáo dạy lái xe vi phạm nồng độ cồn 0:18

Thanh Hóa: Thầy giáo dạy lái xe vi phạm nồng độ cồn

Một giáo viên Trường đào tạo lái xe Trung cấp nghề Giao thông vận tải Hưng Đô (Thanh Hoá) vi phạm nồng độ cồn khi đang lái xe chở 3 học viên.

Doanh nghiệp

Intel đề xuất 3 giải pháp phát triển công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam 2:28

Intel đề xuất 3 giải pháp phát triển công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam

Kỳ vọng thị trường bất động sản “vượt chướng ngại vật” để bước vào chu kỳ phát triển mới 7:00

Kỳ vọng thị trường bất động sản “vượt chướng ngại vật” để bước vào chu kỳ phát triển mới

Trong năm 2023, thị trường bất động sản đã trải qua nhiều khó khăn và áp lực. Thị trường phải chứng kiến sự rời đi của hàng ngàn doanh nghiệp bất động sản về lĩnh vực môi giới, phát triển dự án. Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản lớn đã phải lao đao khi thiếu dòng tiền. Toàn bộ phân khúc của thị trường, giao dịch rất nhỏ giọt, nhiều dự án cao cấp buộc phải giảm giá, điều chỉnh các chính sách chiết khấu lên mức cao nhất, thậm chí lên đến 40% để có thể bán được hàng đã cho thấy "cơn bĩ cực" chưa từng có của thị trường. Đây được đánh giá là hệ quả của quá trình phát triển thiếu kiểm soát, kém minh bạch, thiếu an toàn của thị trường địa ốc trong thời gian dài trước đó.

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, 2023 là năm ghi dấu nhiều “cuộc chia ly” của nhiều doanh nghiệp bất động sản. Cụ thể, 1.286 doanh nghiệp giải thể, tăng 7,7% so với năm 2022 và 3.705 doanh nghiệp bất động sản ngừng hoạt động có thời hạn, tăng 47,4%. Trong khi đó, số doanh nghiệp thành lập mới chỉ đạt 4.725, giảm 45%. Thị trường hiện chỉ còn khoảng 20% môi giới bất động sản đang hoạt động.

Trong năm 2023, rất nhiều vấn đề mang tính nghịch lý trên thị trường vẫn còn tồn tại mà chưa tìm được cách xử lý. Phân khúc bất động sản cần thiết thì không có cung, phân khúc vượt quá khả năng tài chính của người dân thì lại dư thừa, tồn kho. Đặc biệt phân khúc nhà ở xã hội, nơi cháy hàng, nơi lại ế chỏng chơ. Chưa kể thị trường còn xảy ra thực tế ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp thiếu vốn...

Tuy khó khăn vẫn còn đó, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, nếu so với đầu năm thì những tháng cuối năm 2023, thị trường bất động sản đã có chuyển biến tích cực rất rõ nét. Hiện tượng tăng cung cho thị trường rõ ràng xuất hiện nhiều hơn. Các dự án đưa ra đều có dấu hiệu tái cấu trúc sản phẩm và mức giá điều chỉnh tương đối sát thị trường nên giao dịch thực tế tăng lên. Trong đó, đa số giao dịch đến từ căn hộ chung cư, còn phân khúc đất nền giao dịch ít do giá cả chưa điều chỉnh mạnh.

undefined
Nhiều dự án mới triển khai và ra hàng, điều này đã tạo động lực lớn cho thị trường bất động sản trở nên sôi động hơn trong những năm tới.

Theo các chuyên gia dự báo, các yếu tố đang ảnh hưởng đến thị trường bất động sản có thể sẽ tiếp diễn trong năm 2024 như khó khăn về dòng tiền và áp lực trả nợ trái phiếu của các chủ đầu tư, thanh khoản thấp, tâm lý người mua bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, thị trường nhà ở dự kiến sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ nhờ các nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy đầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng và minh bạch hoạt động kinh doanh bất động sản.

Đến nay, chính sách điều hành của Chính phủ đang từng bước phát huy hiệu quả, điều chỉnh thị trường bất động sản về vùng ổn định. Trong đó, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua. Điều này cho thấy, dù vẫn còn những khó khăn nhất định, song với các thông tin tích cực từ chính sách vẫn hứa hẹn sẽ tạo chuyển biến lớn cho thị trường bất động sản. Những yếu tố tích cực này sẽ giúp "sức khỏe" của các doanh nghiệp tốt hơn, thị trường dần hồi phục.

Dự báo từ năm 2024, nguồn cung được phục hồi dần và kỳ vọng là động lực lớn cho thị trường bất động sản sôi động hơn trong những năm tới. Ở khía cạnh phát triển dự án, nếu các chủ đầu tư có thể triển khai các dự án đúng tiến độ, có giá bán hợp lý và pháp lý minh bạch thì sẽ có thể thu hút người mua và giúp thanh khoản của thị trường phục hồi dần.

Có thể nói, năm 2024 dù còn nhiều khó khăn đối với ngành bất động sản Việt Nam, nhưng cũng đan xen nhiều cơ hội mới. Những yếu tố tích cực thúc đẩy sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư bất động sản.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần đầu tư, nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới 2:25

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần đầu tư, nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới

Năng lượng xanh

Thúc đẩy logictics xanh để nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu 1:58

Thúc đẩy logictics xanh để nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu

Sáng 16/4, tại Hà Nội, Vụ Chính sách Thương mại đa biên đã phối hợp tổ chức Hội thảo APEC về Thúc đẩy Logistics xanh để tăng trưởng toàn diện và bền vững nhằm đánh giá những cơ hội và thách thức khi triển khai hoạt động logistics xanh trong APEC, từ đó nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển logistics xanh ở cấp độ nền kinh tế và doanh nghiệp.

undefined

Hội nghị thúc đẩy logictics xanh để nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu

Logistics là lĩnh vực liên quan đến hoạt động dịch vụ, có vai trò quan trọng trong việc duy trì kết nối và thúc đẩy các dòng chảy kinh tế, thương mại, đặc biệt là thương mại hàng hóa, dịch vụ. Trong bối cảnh mới, phát triển bền vững và bao trùm là xu hướng của mọi nền kinh tế, phát triển logistics xanh đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, ở nhiều nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam, logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới. Khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics xanh chưa được hiểu đầy đủ và chính xác. Chưa kể, để đi đến quá trình xanh hóa ngành logistics, các doanh nghiệp trong nước còn đang đối mặt với nhiều thách thức khác nữa như: về nguồn lực về tài chính; trình độ, năng lực, trong đó quan trọng là vấn đề con người. Cùng với đó là vấn đề về công nghệ thông tin hay là về cơ sở hạ tầng.

Trong bối cảnh hiện nay nếu các doanh nghiệp không thực hiện nhanh và ngay các tiêu chí để xanh hóa ngành logistic thì trong tương lai doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, dần bị “đào thải” ra khỏi các hoạt động kinh doanh và thương mại và xuất nhập khẩu trong nước và toàn cầu.

Thúc đẩy năng lượng tái tạo, đưa phát thải ròng về 0 7:00

Thúc đẩy năng lượng tái tạo, đưa phát thải ròng về 0

Trong những năm gần đây, các sự kiện thiên tai khí hậu vô cùng khắc nghiệt diễn ra với tần suất dày đặc và bất thường… Nhiệt độ gia tăng phá vỡ nhiều hệ thống tự nhiên, và đẩy trái đất đến điểm tới hạn không thể đảo ngược.

Thế giới đang nỗ lực hành động nhằm ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Việt Nam - quốc gia xếp thứ 13 trong số các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của tình trạng BĐKH trong giai đoạn 2000-2019, đã thực hiện nhiều hành động khí hậu như cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050, nâng mức giảm phát thải trong đóng góp quốc gia tự quyết định NDC, và tích cực chuyển đổi sang năng lượng tái tạo trong tất cả các lĩnh vực.

Tính đến cuối năm 2023, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống của Việt Nam đạt xấp xỉ 78.000 MW, trong đó công suất từ các nguồn năng lượng tái tạo là 21.000 MW chiếm tỷ trọng trên 26%, đưa Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN về quy mô hệ thống điện. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu Net Zero, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp cần đạt đến 71.5% vào năm 2050 (theo Quy hoạch điện VIII).

undefined
Có thể nói việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo là điều kiện tiên quyết và cũng là động lực cho sự phát triển bền vững

Chuyển dịch năng lượng là điều kiện tiên quyết đối với Việt Nam để đạt được mục tiêu Net Zero. Trước yêu cầu đặt ra, WWF-Việt Nam đã triển khai dự án “Đối tác Đa bên hướng tới 100% Năng lượng tái tạo góp phần thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC)” - 100% RE MAP. Thông qua việc thúc đẩy sự tham gia và trao đổi thông tin, kiến thức giữa các thành viên trong Mạng lưới Đối tác đa bên, bao gồm các đối tác Chính phủ, các tổ chức xã hội, đối tác phát triển, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, các nhà khoa học, và các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực năng lượng, một kịch bản tầm nhìn về tương lai 100% năng lượng tái tạo của Việt Nam đã được hình thành, đồng thời đưa ra một lộ trình chuyển dịch cụ thể, dựa trên các số liệu hiện tại của hệ thống điện và các chương trình, chính sách phát triển năng lượng quốc gia.

Ông Nguyễn Thành Trung - Quản lý dự án 100% RE MAP, WWF-Việt Nam cho biết:“Theo báo cáo lộ trình về chuyển dịch năng lượng, thì trong thời gian tới chúng ta cần ưu tiên tập trung vào thực hiện 1 số giải pháp. Thứ nhất là ta cần nâng cấp hệ thống truyền tải điện để làm sao có thể huy động tối đa được năng lượng tái tạo vào trong hệ thống, thứ 2 là chúng ta cần tập trung nghiên cứu và phát triển các công nghệ lưu trữ năng lượng, và thứ 3 là chúng ta cần phải ban hành sớm các chính sách, các quy định để phát triển giao thông điện và điện gió ngoài khơi. Như chúng ta đã biết là chúng ta đang có mục tiêu là 6 GW điện gió ngoài khơi đến năm 2030 như đã nêu trong quy hoạch điện 8”.

Sau 3 năm triển khai dự án, với 4 khuyến nghị quan trọng được đề xuất cho giai đoạn ngắn hạn trước mắt đến 2030, có thể nói định hướng chuyển dịch sang 100% năng lượng tái tạo sẽ góp phần giúp Việt Nam hiện thực hóa các cam kết đã đề ra.

Để thực hiện mục tiêu hướng đến 100% Năng lượng tái tạo và Net zero cần có sự vào cuộc của tất cả các bên, trong đó thành phần doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng.

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, VCCI: “Để thực hiện mục tiêu Net Zero đến giữa thế kỉ, thì đòi hỏi nỗ lực, sự chung tay của toàn xã hội, của chính phủ rồi các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó các doanh nghiệp cần đưa ra việc chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và thực hiện những mô hình kinh doanh mới, để thực hiện chuyển đổi năng lượng mà hiện nay chúng ta gọi là mô hình kinh tế tuần hoàn”. Trong những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững đang phát triển, đòi hỏi các các nhà sản xuất cần nắm bắt cơ hội để thích ứng với sự thay đổi này, từ đó kéo theo nhu cầu tiêu thụ điện tái tạo trong các ngành công nghiệp tăng đáng kể.

Ông Nguyễn Duy Thịnh - Giám đốc Kinh doanh và Phát triển Dự án, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Năng Lượng Mặt Trời Bách Khoa nhận định: “Đây cũng là cơ hội lớn khi mà có rất nhiều các nhà máy tăng nhu cầu về việc sử dụng năng lượng tái tạo cho sản xuất. Tuy nhiên là nhà nước cần có những chính sách, thứ nhất là hỗ trợ cho các doanh nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời tại chỗ, sau khi sử dụng năng lượng mặt trời tại chỗ thì nhà nước cần tiếp tục có những chính sách để hỗ trợ về việc mua điện năng lượng tái tạo trực tiếp”.

Có thể nói việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo là điều kiện tiên quyết và cũng là động lực cho sự phát triển bền vững. Đồng thời, quá trình này sẽ cần rất nhiều nỗ lực không chỉ của Việt Nam mà còn là sự hỗ trợ tích cực từ cộng đồng quốc tế. Ước tính, Việt Nam sẽ cần khoảng 135 tỷ Đô la Mỹ vào năm 2030 và lên đến 523 tỷ Đô la Mỹ vào năm 2050 cho các tiến trình chuyển đổi năng lượng, theo Quy hoạch điện VIII.

Bộ Công Thương làm việc với EU và Anh về triển khai JETP 2:34

Bộ Công Thương làm việc với EU và Anh về triển khai JETP

Chiều 3/10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã làm việc với Phái đoàn Liên minh châu Âu và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam về triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Tại buổi làm việc, Bộ Công Thương đã thông báo tình hình triển khai Nhóm Công nghệ năng lượng do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành trong triển khai JETP.

Theo đó, Bộ Công Thương đã cử đại diện tham gia các Nhóm: Thể chế, Chính sách và Đầu tư (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Nhóm Tài chính (Bộ Tài chính). Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ khẩn trương xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể triển khai Nhóm Công nghệ và Năng lượng trong đó xác định cụ thể các nội dung cần ưu tiên hỗ trợ và danh mục các dự án ưu tiên triển khai.

Tại buổi làm việc, Bộ Công Thương cũng đã chia sẻ thông tin về Kế hoạch chuyển dịch năng lượng theo Quy hoạch điện VIII đối với các mục tiêu liên quan đến JETP với các nội dung chính gồm: Phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo 47% với điều kiện các cam kết theo JETP với Việt Nam được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất. Định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%; kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204 - 254 triệu tấn năm 2030 và còn khoảng 27 - 31 triệu tấn vào năm 2050. Hướng tới đạt mức phát thải đỉnh không quá 170 triệu tấn vào năm 2030 với điều kiện các cam kết theo JETP được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất.

Đồng thời, xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an toàn hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn. Cũng như không xây dựng mới nhà máy nhiệt điện than sau năm 2030. Không phát triển nguồn điện sử dụng LNG mới sau năm 2035. Các nhà máy điện sử dụng LNG định hướng chuyển dần sang sử dụng nhiên liệu hydro xanh khi giá thành phù hợp.

Liên quan đến sự phối hợp giữa Ban Thư ký JETP và Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG), đến nay VEPG đã thực hiện 40 khuyến nghị chính sách trong lĩnh vực năng lượng.

VEPG chính là diễn đàn quan trọng giúp tăng cường hiệu quả cơ chế hợp tác đa phương giữa Chính phủ Việt Nam và các tổ chức phát triển trong và ngoài nước cùng với các bên liên quan khác đang hoạt động trong lĩnh vực năng lượng để thực hiện các mục tiêu về chuyển dịch năng lượng bền vững phù hợp với định hướng và điều kiện phát triển của Việt Nam.

Kinh tế số

Thu thuế qua thương mại điện tử tăng mạnh 4:08

Thu thuế qua thương mại điện tử tăng mạnh

Trong bối cảnh nhiều nguồn thu bị sụt giảm do khó khăn kinh tế và các chính sách hỗ trợ tài khóa thì thu thuế thương mại điện tử là điểm sáng hiếm hoi.

Hà Nội phát triển chuỗi cung ứng thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt 4:29

Hà Nội phát triển chuỗi cung ứng thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt

Phát triển các cửa hàng tiện ích gần với khu dân cư, đồng thời ứng dụng công nghệ vào quá trình mua sắm của khách hàng, đó là cách làm của nhiều chuỗi kinh doanh hàng hóa trên địa bàn Hà Nội, đang thúc đẩy mạnh tiêu dùng hàng Việt.

Thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy chuyển đổi số 3:41

Thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy chuyển đổi số

Quận Hoàn Kiếm đã phát động không dùng tiền mặt trên toàn địa bàn và lấy phố Hàng Bài thí điểm đầu tiên để thực hiện. Nhiều người dân, du khách trên địa bàn đã phấn khởi đón nhận thông tin và sử dụng dịch vụ.

Không chỉ "nóng" về độ hấp dẫn, iPhone 15 bị phản ánh gặp lỗi quá nóng 1:15

Không chỉ "nóng" về độ hấp dẫn, iPhone 15 bị phản ánh gặp lỗi quá nóng

Chưa đầy một tuần sau khi bán ra, người dùng iPhone 15 bắt đầu phản ánh tình trạng nóng lên của điện thoại dù chỉ lướt web, vào mạng xã hội hay xem video trong thời gian ngắn.

Diễn đàn - Đối thoại

Trực tiếp 26/4: Tọa đàm “Đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm”

Trực tiếp 26/4: Tọa đàm “Đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm”

Trực tiếp 26/4: Tọa đàm “Đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm”

Chương trình có sự tham gia của các diễn giả và các vị khách mời:

- Ông Đoàn Ngọc Dương - Phó Cục trưởng Cục điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương)

- Ông Trần Thanh Tùng - Phó vụ trưởng Vụ Dầu khí và than (Bộ Công Thương)

- Ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

- Ông Nguyễn Ngọc Hải - Phó Trưởng Ban Điện & Năng lượng tái tạo, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

- TS Võ Trí Thành - Chuyên gia kinh tế

- Ông Stuart Livesey - Trưởng đại diện Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners tại Việt Nam, Tổng giám đốc Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn

Trực tiếp 21/12: Tọa đàm “Thực thi cam kết lao động trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU”

Trực tiếp 21/12: Tọa đàm “Thực thi cam kết lao động trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU”

Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) được ký ngày 30/6/2019 và chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2020. Các nền kinh tế thành viên EU là những đối tác kinh tế quan trọng, là những thị trường lớn, tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; giúp nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có thêm động lực phát triển, hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo đó, việc hiện thực hóa tiềm năng và những cơ hội lớn về mở rộng thị trường nhờ các FTA thế hệ mới như EVFTA đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực hoàn thiện thể chế và đảm bảo việc thực thi nghiêm túc, hiệu quả những cam kết của mình, trong đó có các cam kết về lao động.

Để làm rõ hơn nội dung này, hôm nay Báo Công Thương tổ chức Chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề “Thực thi cam kết lao động trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU”

Chương trình có sự tham gia của các diễn giả và các vị khách mời:

- Ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

- TS. Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn

- Bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng thư ký Hiệp Hội Da giày - Túi xách Việt Nam

- Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch SBLaw

Trực tiếp 18/12: Tọa đàm “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Nâng cao thương hiệu, uy tín doanh nghiệp”

Trực tiếp 18/12: Tọa đàm “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Nâng cao thương hiệu, uy tín doanh nghiệp”

Để khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội và đất nước, ngày 10/7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1035/QĐ-TTg công nhận ngày 15/3 là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.

Năm 2023, Bộ Công Thương chọn chủ đề Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam là “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”, với mục đích nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; đồng thời kêu gọi, động viên, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng vào các hoạt động liên quan; từng bước đưa Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam thành động lực và điểm nhấn quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính; hơn hết là bảo đảm các quyền cơ bản của người tiêu dùng, đặc biệt là quyền được tiếp cận thông tin một cách minh bạch, an toàn.

Với chủ đề: “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Nâng cao thương hiệu, uy tín doanh nghiệp”, từ góc nhìn của hiệp hội, chuyên gia và doanh nghiệp, chương trình Chính sách và đối thoại do Báo Công Thương phối hợp với Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức ngày hôm nay sẽ cùng nhau trao đổi về vị trí quan trọng của người tiêu dùng trong việc giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín thương hiệu; đồng thời chia sẻ các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam suốt một năm qua của các đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp.

Chương trình có sự tham gia của các vị diễn giả và các vị khách mời:

- Ông Vũ Văn Trung - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam;

- TS. Võ Trí Thành - Chuyên gia kinh tế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh;

- Bà Trần Kim Nga, Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam.

Trực tiếp 15/12: Tọa đàm “Nâng cao năng lực quản lý hóa chất: Thực tiễn và giải pháp” 1:22:20

Trực tiếp 15/12: Tọa đàm “Nâng cao năng lực quản lý hóa chất: Thực tiễn và giải pháp”

Hóa chất là một trong những ngành công nghiệp quan trọng với tính chất đặc thù, cần được quản lý chặt chẽ. Hoạt động liên quan đến hóa chất tại các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp luôn tiềm ẩn nguy cơ sự cố hóa chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người, tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Công tác quản lý hóa chất cũng đứng trước rất nhiều khó khăn và cần các giải pháp để nâng cao năng lực quản lý ngành công nghiệp đặc thù này.

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, xu hướng phát triển bền vững đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp hóa chất của Việt Nam. Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực quản lý hóa chất nhằm phòng ngừa các sự cố hóa chất, tránh rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây cũng chính là một trong những giải pháp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, Chính phủ, Bộ Công Thương đã nhìn nhận thực trạng này và ban hành hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ về quản lý hóa chất cũng như phòng chống nguy cơ, sự cố hóa chất. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để.

Để làm rõ hơn về những khó khăn trong thực tiễn của công tác quản lý hoá chất và giải pháp để làm tốt hơn trong thời gian tới, Báo Công Thương tổ chức Chương trình Chính sách và đối thoại với chủ đề: “Nâng cao năng lực quản lý hóa chất: Thực tiễn và giải pháp”.

Chương trình có sự tham gia của các diễn giả và các vị khách mời:

- Ông Ngô Quốc Khánh – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thiết kế Công nghiệp Hoá chất;

- Ông Đỗ Thanh Bái - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Trách nhiệm tự nguyện của các doanh nghiệp hóa chất Việt Nam (VRCC) – Thành viên Hội Hóa học Việt Nam;

- Ông Ngô Quốc Khánh – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thiết kế Công nghiệp Hoá chất.

Chuyển động công thương

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng 7:18

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 27/4/2024 gồm các thông tin về thị trường, hoạt động thương mại đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:

Tập trung phát triển nguyên phụ liệu để thúc đẩy ngành da giày phát triển bền vững; Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng; Triển vọng của ngành thủy sản Việt Nam tại Singapore.

Tập trung phát triển nguyên phụ liệu để thúc đẩy ngành da giày phát triển bền vững

undefined
Khó khăn lớn nhất của ngành da giày là nút thắt về chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu

Da giày đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với 15 hiệp định thương mại tự do được ký kết, Việt Nam tiếp cận và thiết lập quan hệ thương mại với gần 230 thị trường. Vì vậy, chính sách thay đổi của thị trường nhập khẩu sẽ có tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp trong ngành.

Quý I/2024 xuất khẩu toàn ngành da giày đạt 5,6 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ. Trong đó, 5 thị trường xuất khẩu chủ lực là Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, da giày là ngành tận dụng tốt các FTA, nhất là ở khối các thị trường có Hiệp định EVFTA, CPTPP.

Mặc dù vậy, ngành da giày đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Trong đó, khó khăn lớn nhất của ngành da giày là nút thắt về chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu.

Do đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, các quốc gia xuất khẩu, trong đó có Việt Nam cần nhanh chóng cải thiện và minh bạch thông tin chuỗi cung ứng sản phẩm của mình bắt đầu từ khâu nguyên liệu, sản xuất bền vững hướng đến kinh tế tuần hoàn, có trách nhiệm với xã hội và môi trường.

Đưa ra các giải pháp để ngành da giày tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, doanh nghiệp cần được hỗ trợ xây dựng chiến lược, chuyển đổi sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường, xu hướng xuất khẩu xanh, tận dụng có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.

“Nếu muốn ngành này phát triển bền vững thì phải đầu tư vào đổi mới sáng tạo, trong, nhất là trong việc phát triển nguyên phụ liệu”.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng Hiệp hội và các doanh nghiệp trong ngành Da giày Việt Nam, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp nói chung và ngành Da giày - Túi xách nói riêng, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

undefined
Tọa đàm “Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng” do Báo Công Thương tổ chức

Ngày 26/4, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm “Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng” nhằm tìm ra giải pháp triển khai các dự án năng lượng hoàn thành đúng tiến độ.

Để đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, việc đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp duy trì liên tục, ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng năng lượng của đất nước. Bên cạnh đó, việc đầu tư phát triển các dự án năng lượng trong nước giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ bên ngoài, tránh được những rủi ro từ biến động giá cả và tình hình chính trị quốc tế, góp phần vào sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước trong thời gian tới.

Tuy nhiên, thời gian qua, quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, nếu không được giải quyết kịp thời có thể dẫn đến thiếu hụt công suất nguồn để đưa vào vận hành đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Với mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (hay còn gọi tắt là Quy hoạch điện VIII) đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, trong đó đã có danh mục các dự án nguồn và lưới điện ưu tiên đầu tư ngành điện. Do đó, Tọa đàm “Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng” được tổ chức đã tạo ra một diễn đàn để các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà quản lý trao đổi, thảo luận về những giải pháp để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm. Từ đó, phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan về vai trò của các dự án năng lượng trọng điểm, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

Triển vọng của ngành thủy sản Việt Nam tại Singapore

undefined
Quý I/2024, đánh dấu mốc Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản, vươn lên từ vị trí đối tác lớn thứ 6 lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore

Trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 340 triệu SGD, giảm 5,67% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, trong thời gian này lần đầu tiên Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứu 5 vào thị trường Singapore.

Quý I/2024, đánh dấu mốc Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản, vươn lên từ vị trí đối tác lớn thứ 6 lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore.

Thủy sản Việt Nam chiếm lĩnh thị trường “quốc đảo sư tử” bằng các sản phẩm cá phi lê đông lạnh chiếm 26,85% và cá chế biến chiếm 16,88%. Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho rằng, trong chính sách đa dạng nguồn cung, Singapore liên tục tìm kiếm, mở rộng và đa dạng hóa thị trường nhập khẩu bằng nhiều hình thức khác nhau.

Do vậy, để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Singapore, doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. nghiên cứu và tận dụng hiệu quả từ các FTA mà Việt Nam là thành viên; thường xuyên cập nhật các quy định của địa bàn, đặc biệt là các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, nhãn mác hàng hóa,….

Đặc biệt, chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, duy trì ổn định chất lượng hàng hóa, giữ uy tín với đối tác quốc tế. Và cần thận trọng thẩm tra thông tin đối tác trước khi ký kết, giao nhận hàng hóa và thanh toán, tránh rủi ro trong giao dịch kinh doanh.

Dồn lực đưa Dự án đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng hẹn 7:03

Dồn lực đưa Dự án đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng hẹn

Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 24/4/2024 gồm các thông tin về thị trường, hoạt động thương mại đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:

Dồn lực đưa Dự án đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng hẹn; Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả cam kết trong các FTA; Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore; Lấy ý kiến nhân dânvề chính sách về mua bán điện trực tiếp.

Dồn lực đưa Dự án đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng hẹn

undefined
Dồn lực đưa Dự án đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng hẹn

Chiều 23/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã chủ trì cuộc họp kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án đường dây 500KV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối.

Trong hai tuần vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia đã chỉ đạo quyết liệt đối với 9 tỉnh, thành phố có dự án đường dây 500kv mạch 3 đi qua, do vậy công tác bàn giao mặt bằng hành lang tuyến và công tác thi công đã có chuyển biến nhất định, tuy nhiên vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Đặc biệt là việc bàn giao mặt bằng hành lang tuyến đã không thể hoàn thành trước ngày 15/4/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Hiện toàn tuyến mới bàn giao được 306/503 khoảng néo, đạt khoảng 61%, tăng 54 khoảng néo (khoảng 10,73%) so với cuộc họp giao ban ngày 9/4/2024. Hiện còn 197/503 khoảng néo chưa bàn giao mặt bằng. Bên cạnh đó, công tác cung cấp vật tư, thiết bị và thi công cũng gặp nhiều khó khăn. Một số gói thầu cung cấp vật tư thiết bị chậm tiến độ hoặc có nguy cơ chậm tiến độ so với hợp đồng. Ngoài ra, địa hình, địa chất phức tạp, mặt bằng thi công chật hẹp… cũng là những trở ngại trong quá trình hoàn thành tiến độ dự án.

Trong thời gian tới, để hoàn thành và đảm bảo tiến độ dự án đường dây 500kv mạch 3, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng các Bộ, ngành sớm có ý kiến thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt khung chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trong tháng 4/2024 để Chủ đầu tư có đủ căn cứ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Cùng đó, đề nghị UBND các tỉnh có dự án đi qua tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các sở ngành, các huyện, thị xã có dự án đi qua tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân bàn giao các khoảng néo còn lại để Chủ đầu tư thực hiện công tác rải, kéo dây dẫn (dự kiến bắt đầu từ ngày 26/4/2024).

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, phải khẩn trương giải quyết giải phóng mặt bằng, nỗ lực cao nhất thực hiện các thủ tục tái định cư cho các hộ dân, đảm bảo di rời các hộ dân xong trước ngày 15/6/2024 để đóng điện công trình vào cuối thàng 6/2024.

Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả cam kết trong các FTA

undefined
Việc thực thi có hiệu quả các FTA thời gian qua đã giúp mở rộng, đa dạng thị trường, sản phẩm xuất khẩu

Bộ Công Thương được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các bộ ngành liên quan hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các cam kết trong các FTA đã ký kết; đẩy mạnh đàm phán, ký kết các FTA mới.

Trong hàng loạt các giải pháp nhằm mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của năm 2024, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương phải thông tin kịp thời cho doanh nghiệp về việc điều chỉnh các chính sách, quy định của các nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê,... và đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước.

Theo Bộ Công Thương, việc thực thi có hiệu quả các FTA thời gian qua đã giúp mở rộng, đa dạng thị trường, sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, quy mô xuất nhập khẩu cuối năm 2022 đã vượt 730 tỷ USD. Cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt theo hướng chuyển từ thâm hụt sang thặng dư. Tính đến 15/4/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt xấp xỉ 209 tỷ USD.

Với 16 FTA đã ký kết và thực thi, 3 FTA đang tích cực đàm phán và sớm ký kết trong thời gian đã và tiếp tục tạo cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu nội địa.

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

undefined
Nhu cầu nhập khẩu gạo của Singapore tăng cao từ năm 2023 và tiếp tục duy trì trong ba tháng đầu năm 2024

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, ba tháng đầu năm 2024 đã đánh dấu sự vươn lên của ngành lúa gạo, khi lần đầu tiên Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, chiếm 32,03% thị phần.

Nhu cầu nhập khẩu gạo của Singapore tăng cao từ năm 2023 và tiếp tục duy trì trong ba tháng đầu năm 2024 do lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và sự phục hồi nhanh lượng du khách du lịch đến Singapore.

Đặc biệt, trong ba tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Singapore tiếp tục tăng trưởng tốt, đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng 80,46% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh mặt hàng thế mạnh truyền thống của Việt Nam là gạo tẻ trắng, hai nhóm hàng khác là gạo nếp và gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ cũng vươn lên chiếm lĩnh phần lớn thị phần tại Singapore, lần lượt đạt 80,08% và 73,33%. Đây là nhân tố chính đưa gạo Việt Nam vượt qua Thái Lan và Ấn Độ trở thành quốc gia chiếm thị phần gạo lớn nhất tại Singapore.

Lấy ý kiến nhân dân về chính sách về mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.

Trên cơ sở triển khai các nhiệm vụ của Quốc hội và Chính phủ giao tại Nghị quyết số 55-NQ/TW, Luật Điện lực, Nghị quyết số 103/2023/QH15 và Nghị quyết số 937/NQ-UBTVQH15, đồng thời phù hợp với thực tiễn, cần thiết xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ và hoàn chỉnh về mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn, Bộ Công Thương đã xây dựng dự thảo Nghị định liên quan đến vấn đề này.

Trong dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương đề xuất 2 chính sách cụ thể. Một là chính sách mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn qua đường dây riêng. Hai là chính sách mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn thông qua lưới điện quốc gia

Bộ Công Thương nhấn mạnh, việc xây dựng Nghị định về quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn nhằm đáp ứng xu hướng sử dụng năng lượng sạch của khách hàng sử dụng điện. Góp phần thu hút đầu tư vào việc phát triển bền vững năng lượng tái tạo nhằm bảo vệ môi trường; hướng đến việc triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam.

Mặt khác, nâng cao tính hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện.

Nỗ lực cung ứng đủ điện cho những tháng cao điểm mùa khô 9:47

Nỗ lực cung ứng đủ điện cho những tháng cao điểm mùa khô

Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 20/4/2024 gồm các thông tin về thị trường, hoạt động thương mại đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:

Nỗ lực cung ứng đủ điện cho những tháng cao điểm mùa khô; Diễn biến mới nhất vụ việc Canada kiện phòng vệ ghế bọc đệm của Việt Nam; Khẳng định giá trị thương hiệu trong tiến trình hội nhập để gia tăng xuất khẩu; 5 nhóm ngành hàng của Việt Nam được các nhà bán lẻ quốc tế chú ý.

Nỗ lực cung ứng đủ điện cho những tháng cao điểm mùa khô

undefined
Bộ Công Thương đã ban hành riêng kế hoạch cung ứng điện cho các tháng mùa khô. Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt và bao trùm là tuyệt đối không để thiếu điện trong mọi tình huống

Tình hình cung cấp điện trong năm 2024, nhất là mùa khô ở miền Bắc được dự báo gặp rất nhiều khó khăn do không có nhiều nguồn điện bổ sung, diễn biến thời tiết khắc nghiệt, trong khi đó phụ tải tăng trưởng khá cao… Trong bối cảnh này, Bộ Công Thương xác định sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện cho phát triển kinh tế và đời sống xã hội trước mắt, cũng như lâu dài.

Trong 3 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện toàn hệ thống đạt khoảng 11,5%, cao hơn mức bình quân do Bộ Công Thương phê duyệt. Trong đó có một số tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng điện tăng hơn 20% như: Quảng Ninh (28,59%), Hà Tĩnh (23,33%)...

Trước áp lực khô hạn, nắng nóng gay gắt dự kiến sẽ căng thẳng hơn cùng kỳ các năm trước, việc vận hành hệ thống điện trong các tháng cao điểm nắng nóng (từ tháng 4 đến tháng 7) sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, nhất là đối với hệ thống điện miền Bắc.

Đứng trước những thách thức và bài học năm 2023, thời gian qua, với tinh thần chỉ đạo trong mọi hoàn cảnh không để xảy ra thiếu điện cho phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ và Bộ Công Thương đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, trực tiếp đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó giải pháp tiết kiệm điện được đánh giá là một trong những giải pháp quan trọng.

Trước đó, Bộ Công Thương đã ban hành riêng kế hoạch cung ứng điện cho các tháng mùa khô. Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt và bao trùm là tuyệt đối không để thiếu điện trong mọi tình huống. Với nhiệm vụ này, Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị bám sát và cập nhật liên tục diễn biến thực tế của phụ tải điện. Định kỳ hằng tháng cập nhật tăng trưởng phụ tải để xây dựng phương án cung cấp điện sát với thực tế theo quy định; lập kế hoạch huy động tối ưu các nguồn điện, đặc biệt là các nguồn thủy điện (kể cả những thủy điện nhỏ) trong các giờ cao điểm để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện.

Diễn biến mới nhất vụ việc Canada kiện phòng vệ ghế bọc đệm của Việt Nam

Đối với vụ việc Canada kiện phòng vệ ghế bọc đệm của Việt Nam, hiện nay Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng bản trả lời câu hỏi dành cho Chính phủ nhằm cung cấp các thông tin về chính sách, quy định pháp luật liên quan của Việt Nam theo yêu cầu của nước này.

Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, hiện nay Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada đang tiến hành hai vụ việc rà soát giá trị thông thường theo yêu cầu của hai nhóm nhà nhập khẩu khác nhau tại Canada.

Vụ việc thứ nhất là rà soát giá trị thông thường đối với công ty sản xuất, xuất khẩu ghế bọc đệm của Việt Nam có giao dịch bán hàng với công ty Wayfair LLC có trụ sở tại Hoa Kỳ, sau đó xuất khẩu sang Canada.

Vụ việc thứ 2 là rà soát giá trị thông thường đối với ghế bọc đệm do Công ty Đức Thành có trụ sở tại thửa đất số 1250, tờ bản đồ số 31, khu phố Tân Bình, phường Tân Hiệp, TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Hiện, Cục Phòng vệ thương mại đang tiến hành phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng bản trả lời câu hỏi dành cho Chính phủ nhằm cung cấp các thông tin về chính sách, quy định pháp luật liên quan của Việt Nam theo yêu cầu của Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada.

Dự kiến, công tác xây dựng bản trả lời câu hỏi sẽ được hoàn thành và nộp cho CBSA trước 5 giờ chiều (giờ ET) ngày 29/4//2024.

Để công tác kháng kiện đạt hiệu quả, Cục Phòng vệ thương mại đề nghị các Công ty liên quan phối hợp chặt chẽ

Khẳng định giá trị thương hiệu trong tiến trình hội nhập để gia tăng xuất khẩu

undefined
Lễ kỉ niệm ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 - “Tôn vinh và khẳng định giá trị thương hiệu Việt”

Ngày 20/4 là ngày đã được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn là “Ngày Thương hiệu Việt Nam”. Hằng năm, để chào mừng kỷ niệm, Bộ Công Thương đều phát động tổ chức Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam với nhiều hoạt động thiết thực với mục đích quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia thông qua sản phẩm uy tín, chất lượng.

Ngày 20/4 hằng năm được Thủ tướng Chính phủ chọn là Ngày Thương hiệu Việt Nam nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội về vai trò, tầm quan trọng của thương hiệu; đồng thời khơi dậy nỗ lực của các ngành, các cấp trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu, qua đó đóng góp tích cực vào việc xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia trong tiến trình xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Lễ kỉ niệm ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 - “Tôn vinh và khẳng định giá trị thương hiệu Việt” do Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) kết hợp cùng Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm, Tạp chí Thương hiệu và Công luận tổ chức nhằm thúc đẩy công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu, đồng thời tôn vinh những thương hiệu đã khẳng định được uy tín, chất lượng, được xã hội ghi nhận và đánh giá cao.

Đứng trước thách thức lớn của thời kỳ hội nhập toàn cầu hoá, không ít doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tiếp tục phát huy thế mạnh; không ngừng đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ, thương mại điện tử trong việc quản trị doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường; giữ vững, phát triển và khẳng định vị thế “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đặc biệt trong thời kỳ kinh tế thị trường phát triển có tính cạnh tranh cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu ngay từ thị trường trong nước.

Thông qua Chương trình, Ban Tổ chức cũng lựa chọn và khen thưởng, khích lệ những doanh nghiệp đã tích cực trong công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu; đồng thời ghi nhận, biểu dương những thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong cả nước, nhằm khuyến khích và cung cấp thông tin đến người tiêu dùng biết và lựa chọn.

Tại Chương trình, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam cũng tổ chức Lễ kết nạp Hội viên mới và trao Bằng khen, chứng nhận và biểu trưng cho các doanh nghiệp tiêu biểu.

5 nhóm ngành hàng của Việt Nam được các nhà bán lẻ quốc tế chú ý

Tại chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế”sẽ diễn ra vào tháng 6 tới đây, bên cạnh nhóm hàng “ăn khách” là thực phẩm, năm nay các nhà mua hàng đặc biệt quan tâm đến nhóm hàng dệt may và phụ kiện thời trang; giày dép, ba-lô, túi xách và phụ kiện; đồ thể thao và thiết bị; đồ gia dụng và nội thất.

Lãnh đạo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết,trong tổng số hàng trăm đoàn thu mua quốc tế dự kiến “đổ bộ” vào Việt Nam trong tháng 6 tới đây để tham dự chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế”, rất nhiều đoàn bày tỏ rõ mong muốn tìm kiếm đối tác bền vững trong lĩnh vực dệt may, da giày.

Thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong Quý I/2024 đã khởi sắc với kim ngạch đạt 9,57 tỷ đô la Mỹ, tăng hơn 9% so cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, xuất khẩu nhóm ngành da giày, túi xách trong 3 tháng đầu năm cũng đạt 5,69 tỷ đô la Mỹ, tăng hơn 10% so với Quý đầu năm 2023.

Nhóm mặt hàng đồ thể thao và thiết bị, bao gồm cả máy chạy bộ cũng được hệ thống đại siêu thị, hãng phân phối tìm kiếm nhà cung cấp nội địa. Đây cũng là ngành hàng mà doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế cũng như tiềm năng mở rộng sang các thị trường mới.

Thông qua tham dự chuỗi sự kiện năm trước, một số doanh nghiệp sản xuất đồ dụng cụ thể thao nội địa đã ký kết được hợp đồng, đưa trực tiếp hàng hóa của mình vào hơn 100 cửa hàng của hệ thống Falabella – hãng bán lẻ lớn nhất tại khu vực Mỹ La-tinh.

Ô tô - Xe máy

Biển số siêu khủng 98A-666.66 xuất hiện trong phiên đấu giá ngày 03/11/2023 1:00

Biển số siêu khủng 98A-666.66 xuất hiện trong phiên đấu giá ngày 03/11/2023

Trong phiên đấu giá ngày 03/11/2023 xuất hiện biển số 98A-666.66 từng giữ mức trúng đấu giá hơn 3 tỉ đồng trong phiên ngày 15.9 nhưng được quay trở lại sàn đấu giá ngày 03/11 do người chơi không nộp số đủ tiền trúng đấu giá.

Cận cảnh Toyota Century SUV 2024 - Rolls-Royce Cullinan của Nhật Bản 2:45

Cận cảnh Toyota Century SUV 2024 - Rolls-Royce Cullinan của Nhật Bản

Toyota Century SUV 2024 được giới thiệu trên toàn cầu ngày 6/9, là một trong những mẫu xe sang trọng nhất dải sản phẩm của cả Toyota và Lexus.

Trình diễn lái xe ô tô địa hình tại Tuyên Quang 1:32

Trình diễn lái xe ô tô địa hình tại Tuyên Quang

Gần 40 xe ô tô và 76 vận động viên đến từ các đội đua trên cả nước đã có mặt tại tỉnh Tuyên Quang giải để cùng tranh tài, thể hiện khả năng lái xe đỉnh cao, chuyên nghiệp tại giải trình diễn lái xe ô tô địa hình năm 2023. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Lễ hội Thành Tuyên năm 2023.

Xã hội

Hà Nội: Tốn hàng chục tỷ xây chợ rồi bỏ hoang, biến thành “bãi rác” hoang tàn 4:27

Hà Nội: Tốn hàng chục tỷ xây chợ rồi bỏ hoang, biến thành “bãi rác” hoang tàn

Đây là tuyến đường Tây Mỗ thuộc địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Dọc theo tuyến đường này có không ít các chợ dân sinh lớn nhỏ đã và đang hoạt động, giao thương, buôn bán lâu năm. Tuy nhiên, khi được hỏi tên về “chợ Tây Mỗ” mới được xây và hoàn thiện trong khu vực mấy năm nay, không mấy người dân biết đến địa điểm này mà lại thường nhầm sang những khu chợ dân sinh khác như chợ Đại Mỗ, chợ đình Tây Mỗ. Hỏi nhiều người và lòng vòng cũng khá lâu, nhóm PV chúng tôi mãi rồi cũng tìm được địa chỉ chính xác mà chúng tôi đang tìm kiếm - chợ Tây Mỗ.

Không có biển bảng!

Không có giao thương buôn bán!

Không có tiểu thương, hàng hóa như những khu chợ dân sinh trong khu vực

Thậm chí còn không có bóng người qua lại.!

Chợ Tây Mỗ hiện trạng ngay lúc này được ví như một khu vực bỏ hoang với cỏ dại mọc um tùm che kín lối đi. Những dãy nhà, kiot bỏ không với ngập ngụa rác thải trong khu chợ mọc toàn cây xanh này lại càng tăng thêm sự băn khoăn cho những gì mà nhóm PV của chúng tôi đang đi tìm câu hỏi?! - Có thực sự đây là chợ Tây Mỗ? Và rồi tìm kiếm và chờ đợi mãi, nhóm PV chúng tôi cuối cùng cũng đã tìm được câu trả lời chính xác cho địa điểm này từ một người dân sinh sống lâu năm trong khu vực. Chính ông cũng cảm thấy vô cùng tiếc nuối cho những gì đã được cất công xây dựng, để rồi phũ phàng để không như thế này.

Chợ Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội là khu chợ đã được đầu tư với nguồn vốn lên tới hơn 22 tỷ đồng và đã được hoàn thiện, vậy nhưng hơn 10 năm trôi qua khu chợ này vẫn chỉ là một bãi cỏ hoang rậm rạp, ngập ngụa rác thải. Dù chưa một lần đưa vào sử dụng, thế nhưng sau thời gian dài nằm “dãi nắng, dầm mưa”, những công trình trong khu chợ này đều đã có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp.

Câu chuyện về chợ Tây Mỗ với việc đầu tư xây dựng thành chợ dân sinh hiện đại, bề thế nhằm góp phần làm giảm tình trạng chợ cóc, chợ tạm phát sinh, gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông cho đến giờ bỗng dừng trở thành một câu hỏi lớn chưa có lời hồi đáp: Liệu hàng chục tỷ đồng chỉ để hoàn thiện một công trình bỏ hoang và chẳng mấy ai biết tới trong khu vực? Tiền ngân sách Nhà nước thì đã được đầu tư nhưng tại sao người dân chưa được hưởng lợi? Tựu chung, tất cả những điều này đã, đang và sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí, thậm chí là bất hợp lý với những dự án đã được đầu tư, cấp vốn và xây dựng. Bên cạnh đó, trách nhiệm của chủ đầu tư và các cơ quan chức năng đang ở đâu khi chợ đã xây mà tình trạng nhiều người dân kinh doanh vẫn tràn ra đường để buôn bán chỉ với lý do “tiện lợi và không đắt đỏ”. Tình trạng này liệu sẽ còn diễn ra bao lâu?

Cân não đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 3:25

Cân não đăng ký nguyện vọng vào lớp 10

Việc tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội luôn là một vấn đề nóng, được nhiều người quan tâm. Và mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường THPT, đồng thời phát phiếu đăng ký nguyện vọng cho học sinh. Đây chính là lúc mà cả phụ huynh, học sinh, nhà trường cùng “nâng lên đặt xuống”, làm sao lựa chọn các nguyện vọng cho phù hợp nhất, bởi các em chỉ có một lần duy nhất được đăng ký nguyện vọng, không được thay đổi.

Hà Nội: Rác thải bủa vây dự án đường sắt 34.826 tỷ đồng 1:35

Hà Nội: Rác thải bủa vây dự án đường sắt 34.826 tỷ đồng

Dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5km, gồm 8 ga trên cao và 4 ga ngầm, trong đó đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy dài 8,5km và đi ngầm Cầu Giấy - Ga Hà Nội dài 4km. Dự án có tổng mức đầu tư 34.826 tỷ đồng và do Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư.

undefined
Hà Nội: Rác thải bủa vây dự án đường sắt 34.826 tỷ đồng

Trong khi dự án thi công chậm tiến độ và chưa thể đưa vào vận hành thương mại, song theo ghi nhận của Báo Công Thương, dọc tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội xuất hiện nhiều bãi rác tự phát tại khu vực chân các nhà ga như Nhổn, Cầu Giấy và Chùa Hà... Từ rác sinh hoạt, rác công trình giao thông đến rác thải xây dựng đều được tập kết tại đây.

Theo phản ánh, những “bãi rác” tự phát này đã tồn tại từ lâu, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Việc đổ rác thải tràn lan và bốc mùi hôi thối còn khiến khu vực các nhà ga trở nên nhếch nhác, gây mất mỹ quan đô thị.

Mặc dù tình trạng đổ rác thải tại các nhà ga tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội đã diễn ra trong khoảng thời gian dài, nhưng đến nay chưa được xử lý dứt điểm. Đề nghị chủ đầu tư và các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng trên và sớm đưa công trình đi vào vận hành, tránh gây bức xúc trong dư luận.

Kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia: Trách nhiệm với nguồn vốn đầu tư của đất nước 3:01

Kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia: Trách nhiệm với nguồn vốn đầu tư của đất nước

undefined
Kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia: Trách nhiệm với nguồn vốn đầu tư của đất nước

Các dự án đầu tư và chương trình mục tiêu quốc gia có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì thế, công tác kiểm toán, đánh giá tính hiệu quả và tính hợp lý của các dự án đầu tư và chương trình mục tiêu quốc gia là vô cùng cần thiết. Hoạt động kiểm toán đóng vai trò không thể thiếu trong toàn bộ chu trình đầu tư, góp phần quyết định vào thành công hay thất bại của các dự án, chương trình trọng điểm quốc gia; thể hiện trách nhiệm của cơ quan kiểm toán độc lập là Kiểm toán nhà nước với nguồn vốn đầu tư công của đất nước.

Đó đây

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nơi lưu giữ giá trị lịch sử "chấn động địa cầu" 3:10

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nơi lưu giữ giá trị lịch sử "chấn động địa cầu"

Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không chỉ lưu giữ những hình ảnh chân thực, sống động về chiến thắng lừng lẫy thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, mà còn là địa chỉ đỏ thu hút du khách trong hành trình trở lại chiến trường xưa. Càng gần đến ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các đoàn tham quan, lượng khách ghé thăm bảo tàng ngày càng tăng.

Tọa lạc giữa trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là công trình có kiến trúc hiện đại, hình dáng bên ngoài được thiết kế là hình chiếc mũ nan, phủ lớp lưới nguy trang của chiến sỹ Điện Biên năm xưa. Phần trưng bày được bố trí ở tầng 1 của Bảo tàng có diện tích 1.250 m2, với gần 1.000 tài liệu, hiện vật, ảnh, bản đồ. Tất cả đều được bảo quản, trưng bày , sắp xếp khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và du khách tham quan, tìm hiểu giá trị lịch sử của dân tộc.

undefined

Điểm nhấn của Bảo tàng là bức tranh Panorama toàn cảnh chiến dịch Điện Biên Phủ có chiều cao 20,5m, chiều dài 132m, đường kính 42m lớn nhất Đông Nam Á và là một trong ba bức tranh lớn nhất trên thế giới được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên nền vải toan, với 4.500 nhân vật cùng phong cảnh núi rừng, tất cả đã tái hiện một cách trọn vẹn, liền mạch các trận đánh tiêu biểu theo diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ngoài việc chú trọng công tác sưu tầm, lưu giữ, phát huy giá trị tài liệu, hiện vật, Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ đã không ngừng đổi mới tư duy, hoạt động nghiệp vụ, nâng cao chất lượng phục vụ theo hướng chuyên nghiệp thu hút khách thăm quan, trong đó đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên tại Bảo tàng.

Để chuẩn bị cho kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, bản thân tôi cũng như là các hướng dẫn viên của Bảo tàng được tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ du lịch, về kỹ năng cũng như là nắm bắt tâm lý của các du khách để phục vụ tốt nhu cầu tham quan nghiên cứu, học tập của du khách.

Là kho tàng lưu giữ những hình ảnh chân thực, sống động về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Bảo tàng Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua đối với mỗi du khách trong và ngoài nước khi đến với Điện Biên.

Đồng bào các dân tộc chuẩn bị vui Tết cổ truyền tại “Ngôi nhà chung” 5:50

Đồng bào các dân tộc chuẩn bị vui Tết cổ truyền tại “Ngôi nhà chung”

Có mặt tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ không khí náo nức, nhộn nhịp của đồng bào các dân tộc đang tất bật chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền. Hoa đào, hoa mận, hoa ban, cùng bánh chưng, thịt cá… đầy đủ cho những bữa cơm ấm cúng ngày năm mới.

Hoạt động đón Tết mừng năm mới tại “Ngôi nhà chung” của các dân tộc bên cạnh thể hiện phong tục truyền thống còn thể hiện tinh thần đoàn kết và sức mạnh của cộng đồng.

Đến không gian nhà Mường chúng ta cảm nhận được không khí rộn ràng đón Tết Giáp Thìn của đồng bào dân tộc Mường.

Bước chân vào không gian nhà Tày, tất cả các thành viên đều háo hức chờ đón Tết tại “Ngôi nhà chung”. Quây quần bên bếp lửa hồng, trong không khí đầm ấm, lời hát then đàn tính ngọt ngào nồng ấm những ngày cuối năm.

undefined

Để chuẩn bị đón Tết tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam không gian nhà Thái rực rỡ sắc cờ hoa, cổng chào được trang hoàng rực rỡ đón chào năm mới.

Cùng với việc dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ theo phong tục dân tộc Mông, vào những ngày cuối năm, mọi đồ dùng trong gia đình sẽ được dán một tờ giấy bản với ý nghĩa để các dụng cụ được nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả cùng con người.

undefined

Trong những ngày Tết của đồng bào Xơ Đăng không thể thiếu tiếng cồng chiêng và tiếng đàn ngân vang. Bên cạnh việc chỉnh trang nhà cửa đồng bào Xơ Đăng còn luyện cho tiếng đàn ngày Tết thêm ngọt ngào sâu lắng.

Thưa quý vị và các bạn, không khí Tết đang chạm đến từng con đường dẫn lối và mỗi ngôi nhà “riêng” của đồng bào tại “Ngôi nhà chung”. Đồng bào các dân tộc đang háo hức chào đón và tận hưởng ngày Tết trong những ngôi nhà ấm tình đoàn kết.

Thu Hà Nội  - Bạn thương nhớ điều gì? 9:06

Thu Hà Nội - Bạn thương nhớ điều gì?

Thức quà đầu tiên khi Hà Nội trở mình sang thu, không thể không kể tới đó là Cốm. Một thức quà trân quý, được coi là ngọc thực của lúa non, đặc sản nổi tiếng bậc nhất chốn Hà Thành.

Trong tâm tưởng của mỗi người con Hà Nội, mùa thu bao giờ cũng gắn liền với cốm và những món ăn tinh tế từ món quà thu xanh như ngọc lưu ly này.

Nhắc tới Cốm Hà Nội, phải kể đến làng Cốm Vòng – hay còn gọi là thôn Hậu, nay là phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Từ xa xưa, làng Vòng đã nổi tiếng với đặc sản cốm được lưu truyền qua ca dao, tục ngữ dân gian:

“Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì

Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn!''

Cốm Làng vòng bao đời nay vốn là một thương hiệu đặc sản ẩm thực nổi danh đất Việt, một thức quà đặc trưng khi hạ qua thu về. Dọc theo tuyến đường Xuân Thủy – Cầu Giấy, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ, những người con của làng Vòng tần tảo, chịu thương chịu khó ngồi bán cốm ven đường.

Những đôi quang gánh nặng trĩu và đầy ắp những hạt cốm non xanh mướt nhưng thơm ngọt, lắng đọng những tinh túy của đất, của trời, của hương nắng và gió, được bọc trong lá sen thơm ngào ngạt vừa chỉn chu, vừa cẩn thận như một cách để giữ cho thức quà quý ấy luôn tươi mới khi đến tay thực khách. Có lẽ cũng vì sự tinh tế ấy, mà thức quà này đều khiến mỗi thực khách khi được thưởng thức đều trào dâng nỗi niềm quyến luyến, nhớ thương.

Trước kia, người ta muốn thưởng thức cốm, phải đợi đến mùa, tức là khoảng tháng 8, tháng 9, tháng 10 hàng năm. Nhưng hiện tại, cốm đã được người dân sản xuất quanh năm, nên chỉ cần đi một vòng quanh Hà Nội thế nào ta cũng cầm được trên tay gói cốm xanh như màu xanh của ngọc thạch ấy.

Nhưng nếu là một người sành ăn hay là một người Hà Nội, người ta sẽ chờ đợi đến lúc cốm vào chính vụ để thưởng thức được vị cốm "chính tông". Bởi người ta thưởng thức cốm không chỉ như một món quà vặt mà còn là để cảm nhận hương vị của mùa thu trên đầu lưỡi, trong cái ngòn ngọt thuần khiết của từng hạt cốm.

Hà Nội sang thu cũng là lúc sấu chín vào chính vụ, bởi lẽ thế, với nhiều người con thủ đô, sấu chín cũng là thức quà gọi thu về. Thứ quả chín mọng màu vàng ươm, nhỏ nhắn ấy, gắn bó với biết bao kỉ niệm của những người con đất Hà Thành.

Thức quà của mùa thu Hà Nội ấy lại chỉ kéo dài từ cuối tháng 8 đến sang non tháng 9 dương lịch, chứ khó kéo dài được lâu, bởi nếu quá vụ, sẽ mất đi độ chua chua ngọt ngọt của trái sấu. Có lẽ vì thế, nhiều thực khách cũng cố gắng tranh thủ đúng lúc chính vụ để mua ngay thức quà đặc trưng ấy của thủ đô.

Sấu chín không chỉ còn vị chua chát của trái sấu non mà thay vào đó là thêm thứ vị ngọt thanh, chua nhẹ dễ chịu. Chính hương vị dễ làm thực khách say mê ấy mà loại trái này ngày càng đa dạng, phong phú hơn trong cách chế biến. Và trong tiết trời sang thu này được thưởng thức cốc nước sấu với những quả sấu chín rôn rốt, chua chua ngọt ngọt thì quả là sung sướng biết bao.

Mỗi người đều có cho riêng mình một cách riêng để thưởng thức được hương vị tinh túy của cốm non, đối với các bạn trẻ, bộ đôi trà chanh, nước sấu hoặc cà phê trứng nhâm nhi thêm một gói cốm non, hay xôi cốm dẻo bùi, ngồi ngắm nhìn phố phường tấp nập dòng người qua lại là cách họ chọn để tận hưởng trọn vẹn nhất mùa thu Hà Nội.

Những cơn gió heo may đầu mùa mát mẻ, dễ chịu khiến không gian của phố phường Hà Nội vốn nhộn nhịp nay bỗng vào thu mà trở nên nhẹ nhàng, hiền hòa hơn. Tiết trời Thủ đô trong những ngày giao mùa khiến lòng người say mê, bởi thế nên nhiều du khách cũng tranh thủ du lịch Hà Nội vàp tháng 9 tháng 10 để không bỏ lỡ những khoảnh khắc đẹp nhất của Hà Thành khi thu tới. Những ngày này, mọi con đường, góc phố Thủ đô đâu đâu cũng len lỏi tia nắng nhẹ, trong vắt và đẹp mơ màng.

Cốm xanh mướt dẻo bùi, sấu chín chua ngọt, cùng hương hoa sữa, gió heo may, và những bài hát hòa quyện vào nhau làm nên một mùa thu Hà Nội thật lãng mạn, một nét văn hóa đã khắc sâu vào tâm hồn của người Hà Thành xưa và nay.

Thể thao

Những bàn thắng đẹp mắt của U23 Việt Nam tại giải U23 châu Á 2:07

Những bàn thắng đẹp mắt của U23 Việt Nam tại giải U23 châu Á

Highlight điểm nhấn VAR, penalty và thẻ đỏ trong trận thua cay đắng của U23 Việt Nam trước U23 Iraq 3:10

Highlight điểm nhấn VAR, penalty và thẻ đỏ trong trận thua cay đắng của U23 Việt Nam trước U23 Iraq

Giấc mơ giành vé dự Olympic Paris 2024 của U23 Việt Nam đã tan vỡ sau thất bại cay đắng trước U23 Iraq ở tứ kết giải U23 châu Á 2024. Trước đối thủ mạnh như U23 Iraq, U23 Việt Nam đã chơi rất tiến bộ về chiến thuật, chuyên môn và tinh thần thi đấu.

undefined
trận thua cay đắng của U23 Việt Nam trước U23 Iraq với điểm nhấn VAR, penalty và thẻ đỏ

Diễn biến trên sân đầy kịch tính, U23 Việt Nam phải nhận quả phạt đền sau pha phạm lỗi khá khó hiểu của thủ thành Quan Văn Chuẩn. Thời điểm cuối trận, trung vệ Mạnh Hưng cũng đã nhận thẻ đỏ vì tình huống vào bóng với cầu thủ U23 Iraq. Kết thúc 90 phút thi đấu, U23 Việt Nam chấp nhận thua 0-1 trước U23 Iraq.

Indonesia vào bán kết U23 châu Á sau màn đấu súng nghẹt thở với Hàn Quốc 1:44

Indonesia vào bán kết U23 châu Á sau màn đấu súng nghẹt thở với Hàn Quốc

Rạng sáng 26/4, U23 Indonesia đã làm nên cơn địa chấn khi giành thắng lợi trước Hàn Quốc tại tứ kết Giải U23 châu Á 2024.
Mặc dù mới chỉ lần đầu U23 Indonesia tham dự giải U23 châu Á, nhưng họ thi đấu ngang ngửa với Hàn Quốc - đội bóng mạnh hàng đầu châu lục.

undefined
U23 Indonesia có trận đấu xuất sắc trước U23 Hàn Quốc

Diễn biến trên sân thể hiện bộ mặt đáng gờm của U23 Indonesia, bởi họ là đội tạo ra nhiều dấu ấn với các tình huống nguy hiểm. Các học trò của HLV Shin Tae Yong cầm bóng đến 53% và tung ra 21 cú sút, vượt xa còn số 8 của U23 Hàn Quốc.
Với kết quả 2-2 trong thời gian thi đấu chính thức, hai đội phải bước vào hiệp phụ và sau đó là loạt sút luân lưu cân não. Sau 12 loạt sút, 2 đội mới định đoạt được thắng thua. U23 Indonesia đã giành thắng lợi kịch tính 11-10, tạo ra cú sốc lớn nhất từ đầu giải và ghi tên mình vào bán kết. Họ cũng tràn trề hy vọng giành vé đi Olympic Paris 2024.

U23 Việt Nam tập luyện trước trận U23 Uzbekistan 4:52

U23 Việt Nam tập luyện trước trận U23 Uzbekistan

Quốc tế

Đồng Yên Nhật mất giá kỷ lục, tác động thế nào đến Việt Nam? 3:56

Đồng Yên Nhật mất giá kỷ lục, tác động thế nào đến Việt Nam?

Đồng Yên Nhật Bản (JPY) tiếp tục trượt giá mạnh bất chấp động thái can thiệp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) nhằm kiềm chế lạm phát và nới lỏng kiểm soát đường cong lợi suất. Không chỉ mất giá so với USD, Yên Nhật đang trở nên suy yếu so với các loại tiền tệ khác và giảm xuống mức thấp nhất so với đồng euro kể từ năm 2008.

Doanh thu show diễn BlackPink tại Mỹ Đình gấp ba lần show ở Hàn Quốc 0:56

Doanh thu show diễn BlackPink tại Mỹ Đình gấp ba lần show ở Hàn Quốc

Doanh thu hai đêm diễn tại Hà Nội của BlackPink (13,7 triệu USD) cao hơn gấp ba lần show diễn cuối của nhóm nhạc bốn thành viên tại quê nhà Seoul, Hàn Quốc.

Ông Zelensky nói về dự định tái tranh cử tổng thống 1:07

Ông Zelensky nói về dự định tái tranh cử tổng thống

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng, nếu chiến sự vẫn chưa kết thúc, ông sẵn sàng tham gia tái tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo.

“Tôi không thể rời nhiệm sở khi cuộc xung đột vẫn đang diễn ra. Cuộc tranh cử sẽ cần sự hỗ trợ về an ninh và hậu cần của các đồng minh”, ông Zelensky nói.

“Tôi không thể nói chính xác về ngày diễn ra bầu cử, tôi nghĩ không ai có thể làm vậy. Chúng tôi đang trong cuộc phản công và tôi biết rằng Nga rồi sẽ phải rời lãnh thổ của chúng tôi. Tôi nghĩ là tôi biết khi nào điều đó xảy ra, nhưng tôi không thể nói với các bạn”, ông Zelensky nhấn mạnh.

Theo nguyên tắc, nếu Ukraine không xảy ra xung đột với Nga thì tháng 3/2024 sẽ là thời điểm dự kiến để nước này tổ chức bầu cử. Tuy nhiên, luật của Ukraine, các cuộc bầu cử sẽ bị đình chỉ nếu chiến sự tiếp tục kéo dài.

Trước đó, vào tháng 8, Tổng thống Zelensky cho biết, ông sẽ sẵn sàng tổ chức bầu cử vào năm 2024 nếu các đồng minh của nước này cung cấp hỗ trợ an ninh và hậu cần.

Tổng thống Ukraine cho hay, ông sẽ ủng hộ tổ chức các cuộc bầu cử với điều kiện các giám sát viên quốc tế có thể chứng nhận kết quả của cuộc bỏ phiếu này là tự do, công bằng và toàn diện.

Quả cầu lửa khổng lồ bất ngờ xuất hiện trên bầu trời đêm ở Anh 0:28

Quả cầu lửa khổng lồ bất ngờ xuất hiện trên bầu trời đêm ở Anh

Đêm 2/10, tại nước Anh đã xảy ra một vụ nổ khí đốt rất lớn, ngay sau đó làm xuất hiện một quả cầu lửa khổng lồ trên bầu trời. Dù được quay lại ở vị trí khá xa vụ nổ khí đốt nhưng do ngọn lửa bùng lên khá to nên khiến cả bầu trời đêm chuyển sang màu cam rực sáng.

Phiên bản di động