Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ ba 08/10/2024 09:21
Quảng cáo LineaBon K2+D3, diễn viên Phương Oanh “quên” thông tin quan trọng?
Trên trang Facebook cá nhân có hơn 800 nghìn lượt theo dõi, trong một clip dài hơn 1 phút, Phương Oanh giới thiệu:
“Phương Oanh rất tin tưởng K2+D3 của Lineabon, đây là sản phẩm mà Oanh đã tìm hiểu và mua sẵn cho 2 anh em từ lúc trước sinh. Hơn nữa, đây còn là dòng K2+D3 siêu tinh khiết, giúp gấp đôi khả năng hấp thụ canxi vào xương. Oanh cho 2 em dùng K2+D3 này từ rất sớm, từ những tuần đầu tiên luôn...”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, sản phẩm mà Phương Oanh Quảng cáo nói trên được đăng ký công bố sản phẩm bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm An Minh (địa chỉ số 35, ngõ 254 phố Minh Khai, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội). Sản phẩm trên có tên gọi đầy đủ là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe LineaBon K2+D3.
Thế nhưng, trong quá trình quảng cáo, giới thiệu tên sản phẩm nữ diễn viên đã “quên” mất cụm từ “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, nội dung quảng cáo cần phải có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền; Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo theo quy định tại điểm a khoản này; Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh", nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo.
Việc Phương Oanh quảng cáo các sản phẩm là điều hoàn toàn bình thường, tuy nhiên với vai trò của một người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng với công chúng lẽ ra trước khi tham gia quảng cáo cho một sản phẩm Phương Oanh cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm, các quy định của pháp luật để mang lại hiệu ứng tích cực cho xã hội. Việc nữ diễn viên quảng cáo sản phẩm như trên có thể khiến người tiêu dùng có thể hiểu sai về công dụng của sản phẩm. Thiết nghĩ vấn đề trên cần sớm được nữ diễn viên khắc phục để người tiêu dùng hiểu một cách rõ ràng và đầy đủ về sản phẩm.
Thiết bị giảm 50% tiền điện: Cẩn trọng tiền mất tật mang
Kênh bán hàng trên nền tảng Tiktok Gia dụng 888 có hàng chục ngàn người thích và theo dõi tung ra với tiêu đề nội dung: “Hãy mua ngay để giảm chi phí hàng tháng cho gia đình bạn” với nhiều thông tin mập mờ, dấu hiệu lừa dối khách hàng.
Clip gần đây của Gia dụng 888 cắt ghép hình ảnh MC nổi tiếng Huyền Châu và mạo danh Tập đoàn Điện Lực Việt Nam để thu hút người xem. Các clip thường có vài trăm ngàn lượt người xem, thậm chí có clip thu hút tới 1,4 triệu lượt mắt xem.
Trong clip mạo danh MC Huyền Châu và Tập đoàn Điện lực Việt Nam được dẫn nhập tăng tính hấp dẫn và sau đó là “nổ” về thiết bị như cuộc "cách mạng" về tiết kiệm điện năng trong mùa hè.
Bên cạnh đó, các nội dung quảng cáo của Gia dụng 888 còn mời gọi: “Nếu trước đây bạn dùng hết 10 nghìn đồng tiền điện thì sau khi sử dụng thiết bị này bạn chỉ cần trả 5 nghìn đồng. Chỉ cần cắm vào ổ điện, nó sẽ giúp tiết kiệm điện năng tối đa, bạn có thể bật quạt và điều hòa cả ngày mà không lo tốn kém. Nó còn làm tăng tuổi thọ các thiết bị trong nhà bạn. Dùng điều hòa chỉ mất 4.000 đồng tiền điện cho một đêm. Quá rẻ luôn. Mọi người biết mẹo này chưa để mình chỉ cho…”.
Gia dụng 888 còn ngang nhiên gắn logo, mạo danh Tập đoàn Điện Lực Việt Nam và nói rằng đây là cách tiết kiệm điện hợp pháp từ công ty điện lực, chỉ cần cắm nó sẽ tối ưu hóa việc tiêu thụ năng lượng trong ngôi nhà của bạn.
Việc cắt ghép, mạo danh, quảng cáo mập mờ và đầy mâu thuẫn thể hiện dấu hiệu không trung thực, lừa dối và thậm chí có dấu hiệu lừa đảo trong các clip bán hàng; người tiêu dùng sẽ đánh giá như thế nào khi lựa chọn mua hàng của Gia dụng 888?
Về vấn đề này, Luật sư Phạm Mai Hồng - Công ty Luật Tâm Vàng cho biết, mạo danh là việc sử dụng danh nghĩa, thông tin của người khác để lừa một ai đó, làm cho họ tin tưởng để từ đó đạt được mục đích hoặc nhằm mục đích trốn tránh khi có hành vi trái pháp luật. Hành vi mạo danh có thể bằng nhiều hình thức khác nhau gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người bị mạo danh và của những người khác. Trong trường hợp mạo danh cá nhân, tổ chức để quảng cáo bán hàng thì người bị thiệt hại là người tiêu dùng và các cá nhân, tổ chức bị sử dụng hình ảnh, thông tin.
Luật sư Hồng cho hay, tùy vào mức độ, tính chất của hành vi sử dụng hình ảnh, thông tin của cá nhân, tổ chức khác để lừa đảo khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân dẫn tới gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác thì có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phân biệt nước giặt Comfort thật giữa “ma trận” hàng giả
Đặc điểm thứ nhất là ngoại quan bao bì sản phẩm:
Ở mép bao bì sản phẩm chính hãng, hạn sử dụng được in theo kích thước Công ty quy định, rõ ràng, sắc nét, và thay đổi theo thời gian. Phần răng cưa không sắc nhọn.
Trên sản phẩm giả, kích thước in không theo quy cách Công ty. Không thay đổi theo thời gian. Phần răng cưa sắc nhọn.
Đặc điểm nhận diện thứ hai về kết cấu và mùi hương:
Sản phẩm thật mùi hương lưu lâu, dưỡng vải quần áo sạch, mềm mịn, dễ là, không nhớt dính.
Sản phẩm giả mùi hắc, không thơm, nhớt, không lưu hương, không làm mềm vải.
Để đảm bảo quyền lợi cũng như sức khỏe của bản thân và gia đình, người tiêu dùng lựa chọn mua sắm sản phẩm tại các kênh phân phối uy tín, kiểm tra sản phẩm trước khi nhận hàng và thanh toán, tránh để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Các hình thức kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Trong chuyên mục “Hồ sơ Quản lý thị trường” ngày hôm nay, mời quý vị khán giả cùng đến với các quy định liên quan đến việc hình thức kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Theo tìm hiểu của Báo Công Thương, căn cứ theo Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN quy định hình thức kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:
Thứ nhất, kiểm tra theo kế hoạch hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm, cơ quan kiểm tra căn cứ yêu cầu quản lý, diễn biến tình hình chất lượng sản phẩm hàng hóa, đánh giá tình hình tuân thủ quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; kết quả kiểm tra kỳ trước; tình hình kinh phí và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên để xây dựng kế hoạch kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
Đối với những cơ sở đã được phê duyệt trong kế hoạch hằng năm, căn cứ tình hình thực tế hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý, trường hợp cơ quan kiểm tra không kiểm tra tại cơ sở thì gửi công văn đến cơ sở được kiểm tra yêu cầu báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến sản phẩm hàng hóa do cơ sở đang kinh doanh. Nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa thông qua các báo cáo của cơ sở được kiểm tra thì cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất theo quy định tại Thông tư 01/2024/TT-BKHCN.
Thứ hai, kiểm tra đột xuất chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường. Căn cứ kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trưởng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN về căn cứ kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Hi vọng, những thông tin trên sẽ phần nào giải đáp được những thắc mắc của quý bạn đọc. Nếu còn những thắc mắc liên quan, xin mời quý khán giả gửi nội dung câu hỏi đến Trạm tin thị trường, thông qua đường dây nóng của Báo Công Thương 0866.59.4498.
Lạng Sơn: Bị kiểm tra, người đàn ông bỏ lại 57 chiếc điện thoại di động và 190 bao thuốc lá
Ngày 19/7, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Đặng Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn cho biết, vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 7, phối hợp với Công an xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn tiến hành khám đồ vật theo thủ tục hành chính gồm 2 thùng carton, không số hiệu tại thôn Khơ Đa, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Khi lực lượng chức năng có mặt tại địa điểm khám, người đàn ông đang tập kết hàng hóa đã bỏ chạy, để lại 2 thùng carton nêu trên. Đoàn kiểm tra tiến hành mời người chứng kiến việc khám đồ vật.
Kết quả khám, Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 7 phát hiện bên trong 2 thùng carton nêu trên cất giấu 2 loại hàng hóa gồm: 57 cái điện thoại di động mang các nhãn hiệu Xiaomi Redmi, OPPO và 190 bao thuốc lá điếu. Tại thời điểm khám, toàn bộ 2 loại hàng hóa gồm điện thoại di động và thuốc lá điếu nêu trên, trên bao bì sản phẩm đều thể hiện sản xuất ngoài Việt nam, không có bất cứ loại hóa đơn, chứng từ hay giấy tờ gì kèm theo để chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp.
Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, xác minh làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ việc, Đội Quản lý thị trường số 7 đã lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số 15070008/BB-TG ngày 14/7/2024, đồng thời niêm phong toàn bộ hàng hóa để xử lý theo quy định của pháp luật.
Kết quả khám, Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 7 phát hiện bên trong 2 thùng carton nêu trên cất giấu 2 loại hàng hóa gồm: 57 cái điện thoại di động mang các nhãn hiệu Xiaomi Redmi, OPPO và 190 bao thuốc lá điếu. Tại thời điểm khám, toàn bộ 2 loại hàng hóa gồm điện thoại di động và thuốc lá điếu nêu trên, trên bao bì sản phẩm đều thể hiện sản xuất ngoài Việt nam, không có bất cứ loại hóa đơn, chứng từ hay giấy tờ gì kèm theo để chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp.
Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, xác minh làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ việc, Đội Quản lý thị trường số 7 đã lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số 15070008/BB-TG ngày 14/7/2024, đồng thời niêm phong toàn bộ hàng hóa để xử lý theo quy định của pháp luật.
Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận xử lý 140 vụ, thu ngân sách hơn 2,4 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm
Ngày 17/7, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận công bố kết quả hoạt động của đơn vị trong 6 tháng đầu năm 2024.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2024, thị trường, giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định; không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; việc niêm yết và bán theo giá niêm yết được thực hiện nghiêm túc.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh đã kiểm tra 268 vụ, phát hiện và xử lý 140 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng hóa tịch thu và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu nộp ngân sách nhà nước hơn 2,4 tỷ đồng.
Trên cơ sở kết quả đã đạt được và tình hình thực tế địa phương, trong thời gian tới lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục bám sát các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389/ĐP.
Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các kế hoạch mà đơn vị đã ban hành; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng vi phạm xuất xứ và gian lận thương mại điện tử; tập trung vào các mặt hàng quan trọng như đường cát, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, phân bón, vật tư nông nghiệp, thuốc lá truyền thống và các sản phẩm thuốc lá mới, xì gà, rượu, thực phẩm.
Tiếp tục thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành; triển khai thực hiện Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024; thực hiện tốt công tác tham mưu giúp việc cho Ban Chỉ đạo 389 tỉnh.
Hậu Giang: Lực lượng Quản lý thị trường phát hiện gần 80.000 quyển sách giáo khoa giả mạo
Ngày 16/7, Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang phối hợp với Phòng cảnh sát kinh tế - môi trường Công an tỉnh, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam tại Cần Thơ cùng chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra, phát hiện và thu giữ gần 80.000 quyển sách giáo khoa các loại từ lớp 1 đến lớp 12, có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam tại địa điểm tập kết, lưu trữ, kinh doanh sách giáo khoa tại đường số 1, khu dân cư Tây Đô EcoPark, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
Đây là vụ việc kiểm tra xử lý vi phạm liên quan đến sách giáo khoa lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Chủ cơ sở là ông Ng.P.L, thường trú tại Thới Tân B, xã Trường Thắng, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.
Làm việc với đoàn kiểm tra, ông L. không cung cấp được cho đoàn kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tại đây, đoàn kiểm tra ghi nhận cơ sở của ông L. chứa trữ hàng hóa là sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ông L. cũng không cung cấp được hóa đơn chứng từ có liên quan đến hàng hóa. Tổng số lượng sách giáo khoa tại cơ sở của ông L. là 1.210 thùng.
Đến chiều ngày 18/7/2024, qua 2 ngày kiểm điếm, phân loại số lượng, chủng loại, đoàn kiểm tra ghi nhận 79.103 quyển sách giáo khoa các loại từ lớp 1 đến lớp 12 có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Tổng trị giá hàng hóa được tính theo giá ghi trên sách giáo khoa là 1.375.413.000 đồng.
Vụ việc đang được tiếp tục xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.
Một lô sản phẩm của Hân Korea bị đề nghị tạm dừng lưu thông
Một lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Brewer’s Yeast Biotin 1000 của Công ty TNHH Thương mại Hân Korea bị đề nghị tạm dừng lưu thông.
Vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, vừa ban hành thông báo đề nghị tạm dừng lưu thông hàng hoá đối với một lô sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại Hân Korea.
Theo đó, Cục An toàn thực phẩm đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa là lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Brewer’s Yeast Biotin 1000 (Số lô SJ24229005, HSD: 2026/05/09) kể từ ngày 04/7/2024 của Công ty TNHH Thương mại Hân Korea (cơ sở được kiểm tra) có địa chỉ tại Số 11A, đường 800A, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Lý do tạm dừng lưu thông do vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa.
Cục An toàn thực phẩm đề nghị Công ty TNHH Thương mại Hân Korea có trách nhiệm liên hệ với người sản xuất, hoặc nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục trong thời hạn 7 ngày. Hàng hóa nêu trên chỉ được phép tiếp tục lưu thông nếu đã thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Brewer’s Yeast Biotin 1000 thường xuyên được Chu Thanh Huyền (vợ cầu thủ Quang Hải) quảng cáo và rao bán trên trang Facebook cá nhân với tên gọi “Biotin mọc tóc nhà em Huyền”. Sản phẩm này cũng được quảng cáo và rao bán trên website chuthanhhuyen.com, website này chưa đăng ký bán hàng với Bộ Công Thương.