Doanh nghiệp sẵn sàng cho việc triển khai Quy định chống phá rừng EUDR của EU
Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (gọi tắt là EUDR) được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và có hiệu lực vào tháng 12/2024 đối với các doanh nghiệp lớn và áp dụng từ 30/6/2025 với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, ngày 2/10/2024, cơ quan này đã công bố đề xuất hoãn thực thi Quy định chống phá rừng. Theo dự kiến mới, Quy định này sẽ bắt đầu thực thi vào tháng 1/2025 đối với các doanh nghiệp lớn.
Phạm vi hàng hóa sản xuất chịu sự điều chỉnh của Quy định này gồm: gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ và một số sản phẩm có nguồn gốc từ các hàng hóa nêu trên. Theo quy định, bất kỳ nhà khai thác hoặc thương nhân nào đưa các mặt hàng này vào thị trường EU hoặc xuất khẩu từ thị trường này phải chứng minh rằng các sản phẩm không có nguồn gốc từ đất rừng bị phá gần đây hoặc góp phần làm suy thoái rừng.
Quy định nhằm giải quyết việc phá rừng, suy thoái rừng, và bảo tồn rừng để giảm lượng khí thải carbon và mất đa dạng sinh học.
Trong các nhóm mặt hàng chịu sự điều chỉnh của Quy định chống phá rừng, Việt Nam có 3 nhóm hàng bị tác động chính, đó là gỗ, cao su và cà phê. Trong đó, cà phê chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu, khoảng hơn 1,1 tỷ USD; tiếp đến là mặt hàng gỗ (636 triệu USD); cao su (252 triệu USD).
Quy định EUDR sẽ bắt đầu thực thi vào tháng 1/2025 đối với các doanh nghiệp lớn. Ảnh minh họa |
Trước đó, chỉ một tháng sau khi Liên minh châu Âu ra thông báo về quy định này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã sang châu Âu làm việc về vấn đề này và khẳng định quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sẵn sàng hợp tác tối đa để giúp các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện quy định.
Đến nay, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều đã ở tâm thế sẵn sàng cho việc triển khai quy định chống phá rừng của EU. Trong khi đó, tại các nước xuất khẩu cà phê khác, việc triển khai thực hiện Quy định này vẫn vấp phải nhiều vấn đề. Có nước đã triển khai nhưng không nhận được hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, có nước thậm chí còn phản đối quy định này. Trong khi các doanh nghiệp đã bỏ ra khoản chi phí không nhỏ cho để triển khai thực hiện Quy định chống phá rừng.
Các chuyên gia cho rằng, khi thời hạn triển khai Quy định chống phá rừng của EU và nhiều quy định khắt khe khác của liên minh châu Âu đã đến gần, doanh nghiệp cần hành động ngay, có kế hoạch điều chỉnh hoạt động sản xuất, tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Việc tuân thủ và tận dụng tốt Quy định chống phá rừng sẽ đem đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, xây dựng uy tín, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối tác có chuỗi cung ứng sản phẩm bền vững, nguồn nguyên liệu hợp pháp, chất lượng là sự lựa chọn ưu tiên với bạn hàng châu Âu.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang tích cực thúc đẩy các hoạt động nhằm xây dựng hướng dẫn thích ứng với Quy định chống phá rừng đối với ngành hàng cao su, cà phê và gỗ. Các cơ quan cũng đang tích cực hợp tác xây dựng dự thảo Khung hướng dẫn thích ứng với EUDR cho doanh nghiệp ngành cà phê, cao su và gỗ. Khung hướng dẫn tập trung vào các bước cơ bản mà chủ rừng, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp được khuyến khích cân nhắc khi triển khai thích ứng với EUDR. Trong đó bao gồm hướng dẫn thực thi các quy định về sản xuất hợp pháp và không gây mất rừng, thực hiện trách nhiệm giải trình và truy xuất nguồn gốc, các thông tin cần thu thập, đánh giá và giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh khung hướng dẫn chung cho doanh nghiệp, hướng dẫn cũng sẽ đưa ra các hướng dẫn chi tiết cho từng mắt xích trong chuỗi cung ứng của các ngành hàng.
Thời gian qua, Bộ Công Thương phối hợp cùng Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam cũng đã liên tục chương trình đào tạo để doanh nghiệp Việt Nam từng ngành hàng đang được tổ chức liên tục bởi nhằm nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh trong bối cảnh áp dụng EUDR. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng kiến nghị Bộ Công Thương cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho doanh nghiệp, cập nhật nhiều tài liệu liên quan đến EUDR hơn để doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất thích ứng với thay đổi trong tương lai.