Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024): Dấu ấn một nhà báo - nhà ngoại giao tài ba
MC: Xin kính chào quý vị khán giả đã đến với chương trình Diễn đàn - Đối thoại của Báo Công Thương, cùng gặp gỡ những nhân vật nổi tiếng với những câu chuyện lan tỏa, có ý nghĩa trong cộng đồng xã hội.
Thưa quý vị! Nhân 100 năm ngày sinh nhà báo - nhà ngoại giao Lý Văn Sáu (5-11-1924 / 5-11-2024) một nhà báo - nhà ngoại giao tài ba của dân tộc Việt Nam với nhiều cống hiến và đóng góp lớn lao cho sự nghiệp truyền thông, báo chí, ngoại giao của Việt Nam. Chúng ta sẽ cùng thêm một lần nhắc nhớ tới câu chuyện về ông, cùng gặp gỡ và trò chuyện với gia đình ông với những câu chuyện và hồi ức đáng lưu nhớ. Tuy nhiên, trước khi với với trò chuyện trong chương trình Diễn đàn - Đối thoại của Báo Công thương ngày hôm nay, xin mời quý vị cùng đến với PS ngắn sau đây.
MC 1 - PV Đại sứ Nguyễn Bá Sơn: Nhiều người vẫn nhắc lại những “pha” ứng khẩu xuất thần đã trở thành giai thoại của nhà báo-nhà ngoại giao Lý Văn Sáu, người phát ngôn của đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Vậy đối với ông, câu nói nào của nhà báo - nhà ngoại giao Lý Văn Sáu khiến ông lưu nhớ và ấn tượng nhất?
MC 2: Thưa ông, với bề dày kinh nghiệm làm báo và phát thanh từ giai đoạn kháng chiến chống Pháp, lại có cơ hội tiếp xúc với báo chí thế giới trong nhiều năm nên nhà báo Lý Văn Sáu đã có những chỉ đạo, định hướng làm báo rất nhạy bén, bắt kịp với xu thế hiện đại.
Ông đã có những bài học kinh nghiệm quý báu gì từ người cha kính yêu của mình?
MC 3: Mặt trận đấu tranh dư luận không tiếng súng nhưng rất phức tạp và không ít khó khăn. Phải suy nghĩ thật kỹ trước mỗi phát ngôn bởi đằng sau đó là thế cuộc đất nước, là sự nghiệp mà biết bao con người đang lao động, chiến đấu và hy sinh quên mình, là trách nhiệm chính trị to lớn của người làm báo, làm ngoại giao. Đây là điều mà nhiều đồng nghiệp và thế hệ làm báo chí, ngoại giao sau này vẫn nhắc nhớ tới nhà báo - nhà ngoại giao Lý Văn Sáu. Ông có nhận định gì về điều này, cũng như những cống hiến, đóng góp to lớn của ông đã từng cho nến báo chí, ngoai giao nước nhà?
MC 4 - PV Nhà báo Việt Tùng: Thưa ông, là đồng nghiệp, người bạn thân thiết với gia đình, xin ông có thể chia sẻ kỉ niệm nào ông lưu nhớ nhất về nhà báo - nhà ngoại giao Lý Văn Sáu?
MC 5 - Trung tướng Lê Phúc Nguyên: Thưa quý vị, Người con rể mà ông rất đỗi yêu thương là Trung tướng Lê Phúc Nguyên, nguyên Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân. Xin chào Trung Tướng, thưa ông cả cuộc đời mình, nhà báo-nhà ngoại giao Lý Văn Sáu luôn dành một tình cảm đặc biệt và sự quan tâm sâu sắc đến nền báo chí nước nhà., xin ông có thể chia sẻ tình cảm và những kỉ niệm mà ông lưu nhớ nhất về người cha của mình, nhà báo- nhà ngoại giao Lý Văn Sáu?
MC 6: Nhiều đồng nghiệp cùng thời khẳng định, nhà báo-nhà ngoại giao Lý Văn Sáu luôn nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh “dĩ bất biến ứng vạn biến”, luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Điều này cho đến giờ vẫn là kim chỉ nam sáng suốt. Ông có suy nghĩ như thế nào về nhận định này?
MC 7 - Cơ trưởng Nguyễn Nam Liên: Thưa ông, tiếp nối truyền thống gia đình với nhiều giá trị nhân văn, cao cả, thế hệ con cháu trong gia đình đã tiếp nối, gìn giữ và duy trì truyền thống vẻ vang, đáng tự hào ấy như thế nào?
MC 8: Thưa ông, năm nay nhân dịp 100 năm ngày sinh nhà báo - nhà ngoại giao Lý Văn Sáu, gia đình và dòng họ đã có hoạt động gì để kỉ niệm, tôn vinh và lan tỏa hoạt động này?
MC: Xin cảm ơn ông và các thành viên trong gia đình đã nhận lời tham gia chương trình Diễn đàn - Đối thoại của Báo Công Thương của chúng tôi ngày hôm nay. Xin chúc ông luôn mạnh khỏe, tiếp nối và phát triển truyền thống gia đình mãi luôn sáng ngời, bền vững.