Tiêu điểm
Thời sự

Đảng bộ Báo Công Thương: Vượt thách thức, nắm thời cơ, vững bước vươn mình
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, dưới sự lãnh đạo toàn diện, xuyên suốt của Đảng bộ Báo Công Thương, tờ báo đã vững vàng vượt qua nhiều thử thách lịch sử: từ đại dịch COVID-19 đến những chuyển dịch địa - kinh tế phức tạp toàn cầu. Sự lãnh đạo sát sao của Đảng ủy, đặc biệt là chỉ đạo trực tiếp từ Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, chính là điểm tựa tư tưởng vững chắc để tập thể lãnh đạo Đảng bộ Báo Công Thương thích ứng linh hoạt, đổi mới quyết liệt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng ủy Báo Công Thương đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đề án Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động Báo Công Thương giai đoạn 2023 - 2025 được xây dựng và thực hiện từ năm 2022.
Bắt đầu thực hiện từ năm 2023, Báo in Báo Công Thương đã tăng lên 3 kỳ/tuần (thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu); dung lượng 12 trang/kỳ. Đảng ủy Báo Công Thương cũng cho phép phát triển thêm các ấn phẩm phụ, chuyên đề, đặc san, song ngữ, báo giấy điện tử… theo xu thế phát triển công nghệ và yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền từng giai đoạn.
Điểm nổi bật nhất trong nhiệm kỳ này sự tăng trưởng vượt bậc của hệ thống Báo điện tử: Nếu như trước nhiệm kỳ Báo điện tử Công Thương vẫn giữ phương thức làm báo truyền thống với lượt xem trang là trên 17,6 triệu lượt xem, trung bình 1,4 triệu lượt xem mỗi tháng; năm 2021 giảm còn xấp xỉ 12 triệu lượt xem, trung bình gần 1 triệu lượt/tháng. Đến năm 2022 đã có sự bứt phá, đạt 30,5 triệu lượt xem, tăng 156% so với năm trước, đạt gần 2,6 triệu lượt xem/tháng. Từ tháng 1/2023 đến tháng 7/2023, lượng người xem trên Báo Công Thương điện tử hiện đạt mức hơn 1 triệu lượt xem (page view)/ngày, với hơn 30 triệu lượt xem mỗi tháng; cao gấp 12 lần so với năm 2022 và cao hơn 30 lần so với năm 2021.
Đặc biệt, đến thời điểm hiện tại, Báo Công Thương điện tử đã vươn lên nằm trong Top đầu trong nhóm các cơ quan báo chí bộ, ngành, có những thời điểm số lượt truy cập lên đến hơn 2 triệu/ngày. Nếu như tháng 2/2022, theo xếp hạng của Similarweb, Báo Công Thương điện tử chỉ xếp hạng vị trí 626 thì đến tháng 12/2023, Báo vươn lên vị trí Top 54, và hiện nay, là vị trí số 24 trong số các báo chí, trang tin điện tử có số lượng người xem cao nhất tại Việt Nam
Với việc lọt Top 24 tờ báo có số lượng người xem cao nhất tại Việt Nam năm 2024, Báo Công Thương đã về đích sớm 1 năm so mục tiêu năm 2025 mà Đề án Đổi mới đề ra. Đồng thời, thứ hạng trên cũng cho thấy, hướng đi đúng của Báo Công Thương trong việc phát triển báo chí theo xu hướng đa phương tiện và chuyển đổi số.
Cùng với đó, Báo Công Thương đã thiết lập hệ sinh thái truyền thông đa nền tảng. Từ chỗ chưa có nền tảng mạng xã hội nào, Báo Công Thương đã nhanh chóng xây dựng và phát triển, đến nay có đủ các nền tảng mạng xã hội: Facebook, Youtube, TikTok, Zalo… đều được chứng nhận tick xanh, tick xám, có từ hàng chục nghìn đến hơn 3 triệu người theo dõi; có nhiều tin, clip đưa trên mạng xã hội lượng truy cập đạt trung bình hàng chục ngàn đến hàng triệu lượt; thậm chí hơn 8 triệu lượt truy cập chỉ trong một thời gian ngắn. Đặc biệt kênh Youtube Báo Công Thương từ chưa có, đến nay đã được xây dựng đạt hơn 1,2 triệu người theo dõi. Trang Fanpage của Báo Công Thương có hơn 1,2 triệu người theo dõi...
Xác định chuyển đổi số báo chí là xu thế tất yếu ở tất cả các cơ quan báo chí, Đảng ủy Báo đã chỉ đạo thành lập Tổ công tác chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, liên tục chỉ đạo tổ chức lớp bồi dưỡng chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Thông qua các lớp đào tạo, các cán bộ, phóng viên đã từng bước triển khai ứng dụng AI vào biên tập, gợi ý đề tài, phân tích dữ liệu hành vi độc giả, tổng hợp thông tin thị trường…
Hàng năm, công tác tổ chức các sự kiện, hội thảo, tọa đàm chuyên sâu về chính sách ngành, liên kết vùng, xúc tiến thương mại, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng… được triển khai bài bản và thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới chuyên gia, doanh nghiệp và các cấp quản lý trung ương – địa phương.
Là thành viên của Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương và Cơ quan ngôn luận của Bộ, Báo Công Thương đã đi đầu trong việc tuyên truyền và tham mưu tổ chức các cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương.
Đảng ủy Báo Công Thương đã chỉ đạo thực hiện nhiều tuyến bài, chuyên đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác luận điệu sai trái, thù địch, qua đó góp phần củng cố niềm tin, khẳng định vai trò của báo chí cách mạng Việt Nam trên mặt trận tư tưởng.
![]() |
Với nền tảng được vun đắp từ nhiệm kỳ 2020 - 2025, toàn thể Đảng bộ, cán bộ, đảng viên, người lao động Báo Công Thương quyết tâm hành động và hiện thực hóa những mục tiêu chiến lược của nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. |
Tại Đảng bộ Báo Công Thương, công tác xây dựng Đảng luôn được đặt ở vị trí trung tâm, là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động.
Đảng bộ Báo Công Thương gồm 45 đảng viên, sinh hoạt tại ba chi bộ trực thuộc. Trong suốt nhiệm kỳ, công tác xây dựng Đảng được Đảng bộ xác định là nhiệm vụ then chốt, là nền tảng để triển khai thành công các hoạt động chuyên môn. Các chỉ tiêu về công tác Đảng đều đạt và vượt yêu cầu như: 100% chi bộ đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh; 90% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; trên 15% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mỗi năm…
Về công tác xây dựng Đảng về chính trị, các chi bộ và đảng viên kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát đường lối, chủ trương của Đảng. Các nghị quyết chuyên đề đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn như xây dựng tòa soạn đa phương tiện, truyền thông chính sách, hay tháo gỡ khó khăn trong tuyển dụng viên chức theo kết luận 71 của Ban Bí thư.
Về công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, công tác quán triệt và học tập nghị quyết, chỉ thị luôn được thực hiện nghiêm túc, nhất là việc đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các chi bộ tổ chức sinh hoạt chuyên đề, kết hợp hoạt động thực tiễn và giao lưu với các đơn vị trong và ngoài ngành.
Về công tác xây dựng Đảng về đạo đức, Đảng bộ kiên quyết triển khai các nghị quyết, kết luận Trung ương về chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Công tác giám sát tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu, được chú trọng.
Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ Báo Công Thương đã thực hiện hiệu quả công tác tổ chức, kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Các ban mới như Ban Bạn đọc, Trung tâm Đa phương tiện và Nội dung số được thành lập, bố trí nhân sự đúng người, đúng việc, ưu tiên lực lượng làm báo. Từ cuối 2024, đơn vị đã giảm 18% đầu mối nội bộ theo tinh thần Nghị quyết 18.
Công tác xây dựng tổ chức Đảng luôn được chú trọng. Báo đã kết nạp 7 đảng viên mới, tiếp nhận 10, chuyển sinh hoạt 15 trường hợp; hằng năm có tới 80% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Việc sinh hoạt, tự phê bình và công tác kiểm tra giám sát được tổ chức định kỳ, đúng quy định.
Công tác cán bộ được thực hiện dân chủ, chặt chẽ; các quyết định nhân sự đều thông qua Đảng ủy. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được triển khai nghiêm túc, không để xảy ra vi phạm trong việc đi công tác, học tập hay thăm người thân ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, Đảng ủy đã phát huy tốt vai trò của các đoàn thể – Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Liên Chi hội Nhà báo – trong tham gia xây dựng Đảng, chăm lo đời sống người lao động.
Bước vào nhiệm kỳ mới 2025 - 2030, Đảng bộ Báo Công Thương xác định rõ phương hướng: tiếp tục xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm; kiên định mục tiêu chính trị, tư tưởng, đạo đức gắn với nhiệm vụ chuyên môn.
Trên nền tảng Nghị quyết 57-NQ/TW về chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, Đảng bộ định hướng quy hoạch cán bộ có năng lực trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông đa phương tiện tham gia cấp ủy, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động báo chí.
Công tác kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức và nâng cao chất lượng đảng viên tiếp tục được chú trọng. Mỗi cán bộ, đảng viên không chỉ là người viết báo, mà còn là người giữ gìn nền tảng tư tưởng Đảng, chủ động phản bác quan điểm sai trái, thù địch.
Trên mặt trận thông tin, Báo Công Thương sẽ tiếp tục đổi mới hình thức, nội dung, phát triển mạnh báo điện tử và mạng xã hội, giữ vững vai trò báo in, xây dựng thương hiệu trở thành tờ báo kinh tế điện tử hàng đầu Việt Nam.
Hướng đến năm 2030, Đảng bộ Báo Công Thương đặt mục tiêu lọt top 20 tờ báo có lượng người đọc lớn nhất Việt Nam, tiến tới top 10 sau năm 2030. Cùng với đó là xây dựng mô hình newsroom số hiện đại, phát triển kinh tế báo chí bền vững, tăng thu nhập cán bộ khoảng 10% mỗi năm.
100% đảng viên tham gia học tập nghị quyết; các Chi bộ duy trì nền nếp sinh hoạt, nâng cao chất lượng lãnh đạo và sức chiến đấu. Đảng bộ phấn đấu không có đảng viên vi phạm kỷ luật, ít nhất 15% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hằng năm. Công đoàn, Đoàn Thanh niên giữ vững danh hiệu vững mạnh, tiêu biểu.
Trong nhiệm kỳ mới, công tác chính trị tư tưởng được tăng cường, gắn liền chuyển đổi số, Al hóa, sáng tạo báo chí thời đại mới. Đảng ủy chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, phát triển đảng viên trẻ, nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân.
Đặc biệt, việc tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng nhân sự theo tinh thần Nghị quyết 18 sẽ là giải pháp then chốt để xây dựng đội ngũ vững chuyên môn – vững chính trị, đưa Báo Công Thương sẵn sàng cho một “kỷ nguyên vươn mình” mạnh mẽ và toàn diện.
Với nền tảng được vun đắp từ nhiệm kỳ 2020- 2025, toàn thể Đảng bộ, cán bộ, đảng viên, người lao động Báo Công Thương quyết tâm hành động, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần đổi mới sáng tạo không ngừng, đưa tờ báo ngày càng phát triển và hiện thực hóa những mục tiêu chiến lược của nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong kỷ vươn mình của dân tộc.

Đảng bộ Báo Công Thương: Chặng đường mới, khát vọng mới
Chiều 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Báo Công Thương đã tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đánh dấu giai đoạn phát triển mới của đơn vị; có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
![]() |
Chiều 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Báo Công Thương đã tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030. |
Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Văn Minh - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Công Thương nhấn mạnh, nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ Báo Công Thương đã vượt qua nhiều thách thức như dịch Covid-19, cạnh tranh thông tin và yêu cầu chuyển đổi số, để tạo dấu ấn đột phá về nội dung, công nghệ, tổ chức và uy tín truyền thông.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy Bộ Công Thương, Báo Công Thương, khẳng định vị thế là tiếng nói của ngành Công Thương, là diễn đàn quan trọng của doanh nghiệp, của lực lượng sản xuất và của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tại Đại hội, các đồng chí Đảng viên đã trình bày nhiều tham luận tâm huyết, tập trung vào các nội dung then chốt như: Nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng trong cơ quan báo chí; phát triển nền tảng số; kinh tế báo chí; đổi mới nội dung tuyên truyền gắn với chiến lược truyền thông ngành Công Thương; xây dựng đội ngũ phóng viên đa năng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Phát biểu tại Đại hội, thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Công Thương, đồng chí Trần Quang Huy - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đã biểu dương và chúc mừng những thành tích Đảng bộ Báo Công Thương đã đạt được trong nhiệm kỳ 2020-2025, đây là tiền đề, là động lực để Báo Công Thương tiếp tục vững bước trong nhiệm kỳ 2025-2030.
Sau thời gian làm việc nghiêm túc, trên tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, dân chủ và trí tuệ, Đại hội Đảng bộ Báo Công Thương lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn thành công, bầu ra được Ban Chấp hành khóa mới gồm 3 đồng chí có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất và năng lực, trên cơ sở có tính liên tục, kế thừa và đổi mới.
Đồng chí Nguyễn Văn Minh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Công Thương, Tổng Biên tập Báo Công Thương đã được Đại hội tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy Báo Công Thương nhiệm kỳ 2025-2030.
Đại hội cũng bầu đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Bộ Công Thương, nhiệm kỳ 2025-2030 đạt số lượng phân bổ và thống nhất biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030.

Bứt phá từ dữ liệu: 'Chìa khóa' phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên 4.0
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp logistics hàng đầu trong và ngoài nước.
![]() |
Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0” do Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức vào chiều ngày 24/4. Ảnh: Cấn Dũng |
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Văn Minh – Tổng Biên tập Báo Công Thương nhấn mạnh, ngành logistics Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Minh – Tổng Biên tập Báo Công Thương phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Cấn Dũng |
Hội thảo nhằm thảo luận các nội dung: Chuyển đổi số trong logistics - Tác động của công nghệ như AI, IoT, blockchain trong tối ưu hóa chuỗi cung ứng; một số định hướng phát triển ngành dịch vụ logistics trong thời gian tới; phát triển logistics xanh: Xu hướng bền vững, giảm thiểu khí thải carbon và sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường; tăng cường kết nối vận tải đa phương thức và phát triển kho thông minh nhằm giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ; xu hướng phát trtiển logistics trong kỷ nguyên số và tác động đến thương mại điện tử.
Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang là một trung tâm logistics hạng II cấp quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối đa phương thức giữa các vùng kinh tế phía Bắc.
Bà Trương Thị Mùi - Phó Tổng Giám đốc của Công ty Logistics Quốc tế Bắc Giang nhấn mạnh, doanh nghiệp có kết nối 5 phương thức vận tải có thể giải quyết các vấn đề về kết nối đa phương thức.
Một trong những công nghệ cốt lõi giúp chuyển mình từ logistics truyền thống sang logistics số chính là việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là các công cụ về cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong vận hành. Theo chia sẻ của doanh nghiệp, chúng ta cần đưa các cơ sở dữ liệu thu được trong quá trình vận hành vào ứng dụng hàng ngày, từ đó giúp việc vận hành trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn. Đồng thời, việc phân tích dữ liệu này còn giúp tối ưu chi phí vận hành.
Kỷ nguyên 4.0 đang mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng gây ra nhiều thách thức đối với các lĩnh vực, trong đó có logistics, đòi hỏi các giải pháp để thúc đẩy ngành logistics phát triển bền vững.
Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo trình Chính phủ về Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam bền vững, hiệu quả, chất lượng và có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới, phát huy lợi thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị logistics toàn cầu.
Cũng trong khuôn khổ buổi hội thảo, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng, Cục Xuất nhập khẩu điều phối phiên thảo luận với chủ đề: Chuyển đổi số trong logistics - Tác động của công nghệ như AI, IoT, blockchain trong tối ưu hóa chuỗi cung ứng.
Hội nhập kinh tế

Đà Nẵng: tháo gỡ nút thắt cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics
Sáng 18/4, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics. Hội nghị là dịp để chính quyền lắng nghe, tiếp nhận các ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp, từ đó tháo gỡ kịp thời những vướng mắc đang cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Trần Chí Cường khẳng định, sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics là chuỗi hoạt động then chốt của nền kinh tế, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng GRDP của địa phương và GDP cả nước. Trong thời gian qua, TP. Đà Nẵng đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển. Nhiều doanh nghiệp trong thành phố đã khẳng định được vị thế trên thị trường, hoạt động hiệu quả và đóng góp tích cực cho ngân sách.
Qua tổng hợp ý kiến từ doanh nghiệp, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng ghi nhận 7 nhóm vấn đề đang được quan tâm, trong đó nổi bật là những vướng mắc về thủ tục hải quan, khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng, thiếu hụt nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực logistics và xuất nhập khẩu, biến động thị trường do lạm phát và rào cản thương mại, vướng mắc trong thực hiện chứng nhận xuất xứ (C/O), một số quy định vận tải đường bộ còn bất cập, cũng như việc điều chỉnh thuế quan từ các thị trường xuất khẩu lớn.
Trước tình hình đó, Sở Công Thương đề xuất triển khai đồng bộ 4 nhóm giải pháp trọng tâm, gồm: phát triển sản xuất và mở rộng thị trường; phát triển logistics; cải cách thủ tục hành chính; và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt, thành phố sẽ đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời khuyến khích hình thành chuỗi cung ứng nội địa nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Tại hội nghị, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương - chia sẻ rằng, dù quy mô xuất khẩu của Đà Nẵng hiện mới chỉ chiếm 0,42% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nhưng với đà tăng trưởng hiện tại, thành phố đang dần định hình vai trò là trung tâm sản xuất - xuất khẩu công nghệ cao, bền vững và hiện đại. Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn nhìn nhận, hoạt động xuất khẩu của thành phố còn nhiều hạn chế, đặc biệt là quy mô doanh nghiệp nhỏ, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng gia công, chưa có thương hiệu riêng, và năng lực tiếp cận thị trường quốc tế còn yếu.
Đáng chú ý, dù Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), nhưng tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ các FTA này vẫn ở mức thấp. Điều đó cho thấy dư địa khai thác các ưu đãi thương mại là rất lớn nếu doanh nghiệp có thêm hỗ trợ và định hướng phù hợp.
Để đẩy mạnh xuất khẩu, ông Trần Thanh Hải đề xuất một số giải pháp gồm: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển các nhóm ngành hàng có giá trị gia tăng cao, thu hút đầu tư vào khu thương mại tự do sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời khuyến khích xây dựng các trung tâm logistics, trung tâm phân phối hiện đại giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian và chi phí vận chuyển.

FTA Index: Thêm đòn bẩy để Việt Nam hội nhập sâu hơn
Chiều ngày 8/4/2025, tại trụ sở Chính phủ, Bộ Công Thương phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của các địa phương (FTA Index) năm 2024, với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh rằng Bộ chỉ số FTA Index không chỉ là công cụ để so sánh, mà còn là động lực thúc đẩy các địa phương và doanh nghiệp hành động, thực thi hiệu quả hơn các FTA. Bộ trưởng cho biết, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược và chiến tranh thương mại giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, đặc biệt là xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng, việc thực thi hiệu quả các FTA sẽ giúp Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài và khai thác nguồn lực bên trong cho phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết, Lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác triển khai hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc để nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp và địa phương trong quá trình tham gia thương mại quốc tế và chuỗi giá trị khu vực toàn cầu.
Phát biểu chỉ đạo tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan trong lần đầu tiên xây dựng và thực hiện công bố FTA Index, khẳng định sự chuyên nghiệp của Việt Nam trong quá trình hội nhập; đồng thời cảm ơn sự hỗ trợ, hợp tác của các đối tác quốc tế trong quá trình xây dựng và triển khai bộ chỉ số này.
Theo Thủ tướng, đây là một công cụ mới, mang tính định lượng và hệ thống, dựa trên khảo sát thực tế doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, hướng đến việc cung cấp cơ sở dữ liệu minh bạch và khách quan cho Chính phủ, các cơ quan Trung ương và địa phương trong chỉ đạo, giám sát, điều hành công tác hội nhập; đồng thời là căn cứ để hoạch định chính sách, chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện và tiềm năng từng địa phương, góp phần thúc đẩy động lực tăng trưởng truyền thống là xuất khẩu và hướng tới xuất khẩu bền vững.
Cũng nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho các địa phương vì có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA Index) năm 2024; cùng đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng trao tặng bằng khen Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các địa phương đạt kết quả Tốt, Khá và Tốt nhất trong đánh giá thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA Index) năm 2024

Lễ hội Hoa ban Điện Biên năm 2025: Du khách thích thú với không gian văn hóa vùng cao
Lễ hội Hoa ban năm 2025 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII năm nay sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16/3. Lễ hội Hoa ban là sự kiện văn hóa, du lịch mang tính biểu tượng của Điện Biên, diễn ra vào trung tuần tháng 3 khi những cánh rừng Tây Bắc ngập tràn sắc trắng, tím của hoa ban - loài hoa gắn liền với truyền thuyết, tình yêu và lòng chung thủy của người Thái.
Ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương Lễ hội Hoa ban năm nay được tổ chức với quy mô hoành tráng, nhiều hoạt động đặc sắc và những điểm nhấn mới lạ.
Theo Sở Văn hoá Thể thao Du lịch tỉnh Điện Biên, lễ hội Hoa ban năm nay có chuỗi hoạt động phong phú như: Liên hoan dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc; trình diễn, giới thiệu trích đoạn Lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống các dân tộc; tạo dựng không gian văn hóa vùng cao, hoạt động thi đấu thể thao, cuộc thi Người đẹp Hoa ban. Đặc biệt, năm nay, lần đầu tỉnh tổ chức Hội thi giới thiệu văn hóa, du lịch các huyện, thị xã, thành phố; Bên cạnh đó còn có chương trình “Presstrip” trên địa bàn tỉnh nhằm quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn.
Nhìn khung cảnh sôi động, nhộp nhịp tại không gian văn hóa vùng cao – một bức tranh sống động về đời sống của đồng bào Thái, Mông, Dao… đã đưa du khách được đắm mình trong những bộ trang phục rực rỡ sắc màu, hòa nhịp cùng những nghi lễ thiêng liêng và say sưa bên những điệu múa xòe, điệu khèn, trò chơi dân gian đặc sắc. Và hơn hết, người dân các dân tộc nơi đây thông quan các hoạt động như được trở về về ký ức tuổi thơ, với nhiều cảm xúc bồi hồi.
Với quy mô tổ chức lớn hơn so với mọi năm, Lễ hội kỳ vọng thu hút hơn 100.000 lượt khách trong nước và quốc tế, tăng hơn 20% so với năm 2024. Theo Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Lễ hội Hoa là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh đặc biệt là Đại hội Đảng các cấp; tiếp tục là sự kiện văn hóa, du lịch nổi bật thu hút nhiều khách du lịch đến với Điện Biên.
Thông qua các hoạt động Lễ hội là cơ hội để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng; đồng thời góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương. Tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế, văn hoá, xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh tỉnh Điện Biên.
Thương mại

Hội nghị đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, phát triển chợ
Sáng 24/4, Sở Công Thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, năng lực quản lý trong công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh cho đối tượng là những người làm công tác quản lý thương mại tại các địa phương, người quản lý chợ trên địa bàn tỉnh, nhằm hiểu rõ hơn về mục tiêu, định hướng trong Chương trình Phát triển thương mại trong nước.
Hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai gồm 98 chợ với 01 chợ hạng I, 12 chợ hạng II, 78 chợ hạng III và 07 chợ tạm. Mạng lưới siêu thị có 28 siêu thị, trong đó 02 siêu thị hạng II, 26 siêu thị hạng III, phân theo loại hình kinh doanh có 13 siêu thị chuyên doanh và 15 siêu thị tổng hợp; 01 trung tâm thương mại; 236 cửa hàng tiện lợi; 1.085 cửa hàng chuyên doanh; 8.844 cửa hàng tạp hóa, thực phẩm truyền thống.
Thời gian qua, tình hình phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực; công tác quy hoạch, phát triển các điểm chợ tiếp tục được rà soát, bảo đảm việc xây dựng và quản lý mạng lưới chợ hiệu quả đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý, đầu tư, kinh doanh, khai thác chợ. Cùng với đó, việc áp dụng Nghị định số 60/2024/NĐ-CP để triển khai thực hiện vẫn còn có sự chồng chéo chưa được thống nhất.
Theo lãnh đạo Sở Công Thương Gia Lai, Hội nghị nhằm tập trung đẩy mạnh phát triển toàn bộ cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư, khai thác hệ thống chợ, chợ đầu mối nông sản, trung tâm thương mại tại đô thị và khu vực nông thôn theo quy hoạch. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi phát triển siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh. Đồng thời giải đáp các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Nghị định số 60/2024/NĐ-CP tại địa phương.
Tại hội nghị, bà Bùi Thị Xuân Hương - Giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại đã trình bày, giới thiệu cho các học viên về Quy định phát triển và quản lý chợ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP; các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và các quy định có liên quan; Quy định về xây dựng giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ; việc chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh, khai thác chợ; việc quản lý khai thác tài sản chợ,... Các học viên cũng đã có những thắc mắc và đã được giảng viên trao đổi, giải đáp thắc mắc kịp thời.

'Chuyển đổi số trong logistics - Bước chuyển để bứt phá'
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vận động nhanh chóng, logistics đã và đang trở thành “xương sống” của chuỗi cung ứng hiện đại. Nhưng để đủ sức cạnh tranh, ngành logistics không thể dừng lại ở bài toán vận chuyển – mà cần phải số hóa toàn diện.
Từ AI, IoT đến blockchain – chuyển đổi số đang làm thay đổi căn bản phương thức quản lý, vận hành và giám sát chuỗi cung ứng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên 4.0.
Là đơn vị đầu mối xây dựng và tham mưu chính sách thương mại quốc gia, trong đó có logistics, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đang đóng vai trò trung tâm trong thúc đẩy chuyển đổi số cho ngành logistics. Với tầm nhìn chiến lược, Cục xác định rõ: chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là mệnh lệnh phát triển.

Chế biến sâu – “Chìa khóa” nâng cao đời sống cho bà con dân tộc Điện Biên
Điện Biên - vùng đất Tây Bắc giàu truyền thống văn hóa và tiềm năng nông nghiệp. Nhưng với đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây, câu chuyện làm giàu từ nông sản vẫn luôn là một bài toán khó. Vậy làm sao để những sản phẩm từ đôi bàn tay cần cù của người dân nơi đây có thể vươn xa?
Để tìm đường vươn lên thoát nghèo, nhiều hộ kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Câu chuyện khởi nghiệp của gia đình chị Tòng Thị Hoài (xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên) là một minh chứng.
Bắt nguồn từ những trăn trở về cuộc sống bấp bênh của những người phụ nữ dân tộc thiểu số, trước đây, cà phê sau khi thu hoạch chủ yếu được bán thô với giá trị thấp, phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Nhận thấy điều này, chị Tòng Thị Hoài (xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên), cùng ba người chị em của mình – Tòng Thị Noọng, Tòng Thị Ngoan và Lò Thị Tiên đã quyết tâm thay đổi.
Ban đầu, nhóm chị em chỉ thu mua cà phê của bà con, rồi bán lại dưới dạng nhân xanh cho các công ty ở Hà Nội. Nhưng họ hiểu rằng, nếu chỉ dừng lại ở việc thu mua thô, giá trị gia tăng vẫn chưa được tạo ra. Năm 2019, bằng số vốn tích góp ít ỏi cùng với khoản vay hỗ trợ từ chương trình phát triển kinh tế địa phương, nhóm quyết định xây dựng mô hình chế biến sâu – cho ra đời thương hiệu "Cà phê Chị Em".
Tại bản Na Luông, xã Ẳng Nưa, giữa không gian thơm nồng hương cà phê, chị Tòng Thị Nọi, một trong bốn người sáng lập thương hiệu "Cà phê Chị Em", chia sẻ:"Chúng tôi sinh ra trên vùng đất trồng cà phê, nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng có ngày mình sẽ tự tay gây dựng một thương hiệu riêng. Cà phê không chỉ là cây trồng, mà còn là cơ hội, là con đường giúp chị em phụ nữ có thêm thu nhập, tự chủ kinh tế và dần thoát nghèo. Với số vốn vay ban đầu, nhóm đã mạnh dạn đầu tư xây dựng khu nhà kính để phơi sấy hạt cà phê, trang bị máy rang xay, từng bước hiện thực hóa giấc mơ kinh doanh.
Mỗi hạt cà phê được rang xay không chỉ góp phần nâng cao giá trị kinh tế, mà còn là biểu tượng cho sự đổi thay, là cánh cửa mở ra tương lai tươi sáng hơn, giúp bà con vươn lên thoát nghèo và xây dựng cuộc sống bền vững. Hiện nay, mỗi năm, “Cà phê Chị Em” chế biến khoảng 35 tấn cà phê tươi, tương đương 5-5.5 tấn thành phẩm và đang từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Để mở rộng thị trường tiêu thụ cho “Cà phê Chị Em” gia đình chị Hoài cũng đã tham gia nhiều hội chợ nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm cà phê đặc trưng của Mường Ảng đến với đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nhờ chú trọng vào chất lượng từ khâu tuyển chọn đầu vào, “Cà phê Chị Em” đã được người tiêu dùng đón nhận bởi hương vị đặc trưng, riêng biệt.
Tại huyện Mường Ảng, cà phê được xác định là cây trồng mũi nhọn giúp người dân phát triển kế sinh nhai. Hiện nay, huyện Mường Ảng có hơn 3.000 ha diện tích trồng cà phê với diện tích cho thu hoạch là 2.193 ha; diện tích kiến thiết cơ bản 822 ha.
Nhằm nâng cao công tác xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cho bà con vùng đồng bào dân tộc, với vai trò của ngành Công Thương, trong những năm qua, để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản và sản phẩm thế mạnh địa phương nói chung và của bà con vùng dân tộc thiểu số nói riêng, Sở Công Thương đã tập trung vào công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản đặc sản của tỉnh Điện Biên thông qua hoạt động tổ chức, tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm, sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Sở Công Thương còn chú trọng đến hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thời gian tới, bên cạnh việc vận động các chủ thể đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, đẩy mạnh liên kết phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã; xây dựng các mô hình chuỗi liên kết; nâng cao năng lực chế biến nông sản, bảo quản, đóng gói, bao bì, nhãn mác để nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo đủ điều kiện thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của trung ương và địa phương; Sở Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, thương mại điện tử nhằm tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thực tế, với chế biến sâu, giá trị nông sản của nông dân đã tăng gấp 2-3 lần so với bán thô. Quan trọng hơn, nó tạo ra chuỗi liên kết bền vững giữa người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Sự đồng hành của doanh nghiệp và cơ quan quản lý đang tạo nên một hệ sinh thái phát triển bền vững. Chế biến sâu không chỉ là giải pháp kinh tế mà còn là cầu nối đưa văn hóa, con người Điện Biên ra thị trường rộng lớn.

Hà Tĩnh: Tập huấn livestream bán hàng trên sàn thương mại điện tử cho tiểu thương
Ngày 22/4, Sở Công Thương Hà Tĩnh phối hợp với UBND thành phố Hà Tĩnh tổ chức tập huấn về kỹ năng livestream bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử cho tiểu thương tại các chợ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.
Buổi tập huấn là bước khởi đầu để đưa hình ảnh của chợ Hà Tĩnh lên một tầm cao mới – năng động hơn, hiện đại hơn nhưng vẫn giữ được cái hồn của chợ quê, cái chất thật thà, gần gũi của người bán, người mua.
Tại buổi tập huấn, các tiểu thương được giới thiệu khái quát về thương mại điện tử, xu thế và định hướng kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử. Hướng dẫn cách tạo tài khoản, cách livestream bán hàng hiệu quả trên nền tảng thương mại điện tử.
![]() |
Đây là dịp để ngành chức năng là hỗ trợ, đồng hành cùng các tiểu thương trong việc chuyển đổi phương thức kinh doanh, từng bước ứng dụng công nghệ, đưa sản phẩm của mình lên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok,… để tiếp cận với đông đảo người tiêu dùng hơn.
Sau buổi tập huấn, các tiểu thương tại chợ được trực tiếp thực hành livestream bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử như Facebook, TikTok.
Trong bối cảnh thương mại điện tử đang ngày càng phát triển, việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kinh doanh đã trở thành xu hướng tất yếu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể.
Công nghiệp

Việt Nam – Hàn Quốc tăng cường hợp tác phát triển điện hạt nhân
Ngày 11/4, Cục Điện lực - Bộ Công Thương phối hợp với Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc tổ chức cuộc họp kỹ thuật về công nghiệp điện hạt nhân. Cuộc họp có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Choi Young-sam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc cùng đại diện các bộ ngành và doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực năng lượng.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, Việt Nam đang xây dựng chiến lược phát triển điện hạt nhân và kỳ vọng Hàn Quốc sẽ là đối tác quan trọng trong chương trình này. Hai dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận đang được EVN và Petrovietnam xúc tiến với mục tiêu hoàn thành trước 31/12/2030.
Ba yếu tố then chốt để phát triển điện hạt nhân bền vững gồm công nghệ, tài chính và nguồn nhân lực. Việt Nam đặc biệt mong muốn tăng cường hợp tác với Hàn Quốc về công nghệ và đào tạo kỹ sư chuyên sâu.
Về phía Hàn Quốc, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc đánh giá điện hạt nhân là giải pháp bền vững, hiệu quả và thân thiện môi trường.
Trong bối cảnh nhu cầu điện tại Việt Nam tăng mạnh, việc đầu tư vào điện hạt nhân là hướng đi đúng đắn, điện hạt nhân không chỉ góp phần tăng cường an ninh năng lượng, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu giảm phát thải. Đồng thời, nếu kết hợp điện hạt nhân với các công nghệ năng lượng tiên tiến, hạ tầng năng lượng của Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững hơn nữa.

EVN đảm bảo điện ổn định phục vụ dịp lễ 30/4 và 1/5
Để đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trong dịp lễ 30/4 và 1/5, Đoàn công tác của Bộ Công Thương, Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia (NSMO) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị tại TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, đoàn đã kiểm tra khu vực đường Lê Duẩn, Quận 1, nơi sẽ diễn ra các hoạt động diễu binh, diễu hành quan trọng.
Ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng Giám đốc EVN, đánh giá cao sự chuẩn bị của Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC). Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã bố trí đầy đủ các nguồn cấp điện từ lưới 220kV, các trạm 110kV, lưới trung áp với 3-4 nguồn cấp, cùng với hệ thống máy phát điện diesel và UPS dự phòng. Ông Hải nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không chủ quan và yêu cầu tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, diễn tập các phương án để đảm bảo cung cấp điện an toàn tuyệt đối cho các sự kiện.
Trước đó, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc không thực hiện các công tác trên lưới có cắt điện trong các ngày lễ, trừ trường hợp sự cố hoặc yêu cầu đặc biệt. Công ty cũng tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các khiếm khuyết trên lưới điện, phát quang cây xanh để đảm bảo an toàn hành lang tuyến dây, phòng chống cháy nổ. Lịch trực lãnh đạo, vận hành và sửa chữa điện được bố trí 24/24 giờ trong các ngày lễ, với đầy đủ vật tư, máy phát dự phòng và nhân lực để xử lý nhanh chóng khi có sự cố xảy ra.

Ngành công nghiệp bứt phá mạnh mẽ, xác lập đỉnh 5 năm
Theo số liệu của Cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý I/2025 tiếp tục khởi sắc, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,6%; ngành khai khoáng giảm 4,7%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 59 địa phương và giảm ở 04 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.
Động lực tăng trưởng đến từ việc kiểm soát tốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với các chính sách hỗ trợ sản xuất – kinh doanh kịp thời. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng trong nước phục hồi, đơn hàng xuất khẩu cải thiện cũng góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp vẫn đối mặt với không ít thách thức như thiếu hụt lao động chất lượng cao, chi phí sản xuất tăng và yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn xanh, phát thải thấp.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp các bộ, ngành và địa phương để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công nghiệp phát triển bền vững, giữ vững vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế của cả nước.

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tạo đà bứt phá
Mới đây, tại Quảng Ninh diễn ra hội thảo “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí Việt Nam gắn với sản xuất ô tô trong nước và hệ thống đường sắt”.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh vai trò quan trọng của công nghiệp hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế bền vững, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ Công Thương đánh giá cao sự phát triển của các doanh nghiệp lớn như Thành Công, Thaco, Vingroup trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo và sản xuất ô tô, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng chỉ ra rằng tỷ lệ nội địa hóa trong ngành ô tô và đường sắt còn thấp, chủ yếu vẫn là linh kiện, phụ tùng đơn giản, hàm lượng công nghệ chưa cao.
Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng thảo luận về các chiến lược thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí, đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nội địa, cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế. Những giải pháp mang tính đột phá trong công nghệ và đầu tư cũng được đưa ra nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh cho ngành.
Sự kiện này thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, góp phần hiện thực hóa mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với chiến lược bài bản và sự đồng hành của các bộ, ngành, ngành cơ khí Việt Nam hứa hẹn sẽ có bước chuyển mình mạnh mẽ trong thời gian tới.
Đường dây nóng 389

Quản lý thị trường xử lý 8.560 vụ trong tháng cao điểm Tết Ất Tỵ 2025
Tổng kết Kế hoạch Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, trong tháng cao điểm, toàn lực lượng đã tập trung kiểm tra các lĩnh vực, mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán như: bánh, kẹo, xăng dầu, rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm đóng gói sẵn, an toàn vệ sinh thực phẩm... trong đó chú trọng kiểm tra các mặt hàng cấm như pháo các loại và đồ chơi nguy hiểm.
![]() |
Quản lý thị trường xử lý 8.560 vụ trong tháng cao điểm Tết Ất Tỵ 2025 |
Từ 1/11/2024 đến ngày 10/2/2025, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 9.902 vụ; phát hiện, xử lý 8.560 vụ vi phạm; chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 59 vụ có dấu hiệu hình sự; tổng số tiền xử lý 212 tỷ đồng, trong đó: Thu nộp ngân sách nhà nước 125 tỷ đồng; trị giá hàng hóa tịch thu 55 tỷ đồng; trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy 32 tỷ đồng.
Một trong những điểm nóng, thu hút sự quan tâm của người dân và xã hội trong dịp trước trong và sau Tết Nguyên đán là lĩnh vực an toàn thực phẩm. Riêng lĩnh vực này, trong tháng qua, lực lượng đã kiểm tra 1.890 vụ, xử lý 1.606 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 13,5 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 14,3 tỷ đồng.
Một trong những vụ việc nổi bật phải kể đến như: Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị kiểm tra phương tiện vận tải ngăn chặn gần 2 tấn thực phẩm nhập lậu và không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang trên đường tiêu thụ.
Tương tự, tại Hà Nội, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã kiểm tra cơ sở kinh doanh tại Mê Linh, Thanh Trì phát hiện, tạm giữ gần 10 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc; kiểm tra cơ sở kinh doanh, phát hiện, tạm giữ trên 13 tấn thực phẩm có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu, không có hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ, trị giá hàng hóa trên 1,8 tỷ đồng.
Đối với một số lĩnh vực khác như xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm trên môi trường thương mại điện tử, một số mặt hàng nóng như: xăng dầu, thuốc lá, phân bón, vật tư nông nghiệp... tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ và kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm.
Ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, trong tháng cao điểm, Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã chủ động và phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương nắm tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa; cùng đó tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các siêu thị, chợ đầu mối; xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, nhất là đối với hành vi buôn lậu pháo.

Nhận diện hơn 500 sản phẩm có nhiều nguy cơ bị làm giả
Sáng 14/1, tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức mở cửa Phòng trưng bày giúp người dân phân biệt hàng thật - hàng giả. Đây cũng là thời điểm người dân chuẩn bị đón Tết Nguyên đán và nhu cầu mua sắm cao. Đây là lần thứ 15 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan miễn phí.
![]() |
Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan miễn phí |
Khách đến tham quan được cán bộ quản lý thị trường hướng dẫn cách thức nhận diện, phân biệt dấu hiệu thật - giả của một số sản phẩm có nhu cầu cao, được người dân ưa chuộng trên thị trường. Trên 500 sản phẩm như đồ uống, thực phẩm chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, l đồ điện tử... đã được trưng bày, giới thiệu. Đây đều là những mặt hàng quen thuộc, thiết yếu, tuy nhiên có nhiều nguy cơ làm giả trên thị trường. Phần lớn các sản phẩm trưng bày là do lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý trong thời gian qua.
Để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng nhất là trong dịp Tết Nguyên đán đang cận kề, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm và dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ngay sau khi kế hoạch được ban hành, trong hai ngày 13, 14/1, lãnh đạo Tổng cục QLTT đã làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra về an toàn thực phẩm tại Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh là những điểm, thành phố lớn có lượng tiêu thụ an toàn thực phẩm lớn, và đã tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm. Hay như vừa qua, Cục QLTT TP. Hà Nội đã xử lý 13 tấn thực phẩm là xúc xích, lạp xưởng có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu; đặc biệt lực lượng QLTT xử lý nhiều mặt hàng vi phạm trên thương mại điện tử. Phòng trưng bày sẽ mở cửa đón khách tham quan tự do từ hôm nay đến hết ngày 18/1.

Hà Nội: Quản lý thị trường kiểm tra, phát hiện hơn 23.000 gói hàng hóa thực phẩm nghi nhập lậu
Mới đây, Đội Quản lý thị trường số 24, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã phối hợp Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma tuý - Công an huyện Hoài Đức kiểm tra đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá là thực phẩm thuộc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Gia Ly Food; địa chỉ: Thôn Minh Khai, xã La Phù, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở có 6 người đang sử dụng công cụ, máy móc thực hiện việc san chia, đóng gói các sản phẩm thực phẩm từ các túi nguyên liệu sang các túi sản phẩm có nhãn ghi “HỔ KA KA - Đậu nành hương vị thiên nhiên”, nhà sản xuất: Công ty TNHH Công nghiệp Xiyuan Chaoan, địa chỉ: Mảnh phía bắc Shangguo khu công nghiệp Meixi ChaoAn Quảng Đông.
![]() |
Đội Quản lý thị trường số 24,Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội tạm giữ hàng hóa thực phẩm nghi nhập lậu. Ảnh: Khôi Nguyên |
Kiểm đếm thực tế, đoàn kiểm tra phát hiện 23.200 gói hàng hoá thành phẩm có nhãn “HỔ KA KA Đậu nành hương vị thiên nhiên”; 70kg sản phẩm thực phẩm Đậu nành chiên tương được đựng trong 5 túi nilon trên bao bì không có căn cứ xác định được nguồn gốc, xuất xứ.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn ghi nhận tại cơ sở có 2 máy đóng gói Rex-C700 nhãn JIANGNAN; 120 chiếc vỏ thùng carton nhãn ghi TIGER BROTHER; 14.350 chiếc vỏ bao bì trên nhãn, bao bì sản phẩm có ghi “HỔ KA KA - Đậu nành hương vị thiên nhiên”, hàm lượng tịnh: 18g; nhà sản xuất: Công ty TNHH Công nghiệp Xiyuan Chaoan, địa chỉ: Mảnh phía bắc Shangguo khu công nghiệp Meixi ChaoAn Quảng Đông.
Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hoá thành phẩm “HỔ KA KA - Đậu nành hương vị thiên nhiên” và nguyên liệu dùng để sản xuất, bao bì, máy móc nêu ở trên để xác minh tình tiết vụ việc và xử lý theo quy định của pháp luật.
Cùng ngày, Đội Quản lý thị trường số 24 phối hợp Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma tuý - Công an huyện Hoài Đức kiểm tra địa điểm kinh doanh hàng hóa tại địa chỉ số nhà 171, thôn Chùa Tổng, xã La Phù, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội thuộc hộ kinh doanh Vân Thanh.
Qua kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh Vân Thanh có bày bán một số mặt hàng là thực phẩm do nước ngoài sản xuất, có nhãn ghi bằng chữ nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ gồm: 35 thùng kẹo hình con cá, 15 thùng kẹo hình quả trứng, 4 thùng kẹo hình quả bầu dục.
Đoàn kiểm tra tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hoá vi phạm nêu trên để xử lý theo quy định.

Trạm tin thị trường ngày 14/12: Công ty Cổ phần ToBé Việt Nam bán hàng thiếu chứng nhận?
Xin kính chào quý vị và các bạn đang theo dõi “Trạm tin thị trường” của Báo Công Thương. “Trạm tin thị trường” hôm nay gồm có những thông tin đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:
Công ty Cổ phần ToBé Việt Nam bán hàng thiếu chứng nhận?; Cẩn trọng lừa đảo, trục lợi khi mua vé chương trình ca nhạc, concert ngoài chợ đen; Nhận diện sản phẩm táo đỏ Hàn Quốc thật và giả.
Công ty Cổ phần ToBé Việt Nam bán hàng thiếu chứng nhận?
Theo quy định tại QCVN 04:2009/BKHCN, sản phẩm nồi chiên không dầu khi lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận hợp quy, gắn dấu hợp quy (dấu CR). Tuy nhiên, dù chưa đáp ứng đủ quy định tại quy chuẩn này, sản phẩm của Công ty Cổ phần ToBé Việt Nam vẫn được đưa tới tay người dùng.
Thương hiệu ToBé được điều hành bởi CEO Đào Đức Đăng, thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần ToBé Việt Nam, là nơi chuyên phân phối các sản phẩm dành cho mẹ, bé và đồ gia dụng. Xuất hiện trên thị trường từ năm 2021, sản phẩm của ToBé đã nhanh chóng phủ sóng, có mặt nhiều cửa hàng mẹ và bé trên khắp cả nước.
![]() |
Việc sản phẩm của ToBé không được gắn dấu CR khiến người dùng lo lắng bởi không rõ liệu sản phẩm này đã được chứng nhận hay chưa? |
Trên website tobe.com.vn, Công ty Cổ phần ToBé Việt Nam cũng tự giới thiệu là thương hiệu cung cấp những sản phẩm chất lượng cho trẻ em Việt Nam và cam kết mang tới những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, sản phẩm nồi chiên không dầu do công ty này phân phối lại bị người dùng “tố” chưa đáp ứng quy định về chứng nhận chất lượng sản phẩm.
Theo phản ánh của một người dùng tại Hà Nội, ToBé hiện đang phân phối sản phẩm nồi chiên không dầu MS 9129. Tuy nhiên, khi kiểm tra sản phẩm được giao tới nhà, người dùng này phát hiện sản phẩm không được gắn dấu hợp quy (dấu CR) - một trong những dấu hiệu để nhận biết sản phẩm đã đáp ứng đủ quy định về chứng nhận chất lượng.
Trong khi đó, theo quy định tại QCVN 04:2009/BKHCN về an toàn thiết bị điện - điện tử, sản phẩm nồi chiên không dầu khi lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận hợp quy, mang dấu hợp quy (dấu CR).
Việc sản phẩm của ToBé không được gắn dấu CR khiến người dùng lo lắng bởi không rõ liệu sản phẩm này đã được chứng nhận hay chưa? Vì sao Công ty Cổ phần ToBé Việt Nam lại không được gắn dấu hợp quy cho sản phẩm theo quy định? Sản phẩm này liệu có an toàn cho người sử dụng hay không?
Phóng viên Báo Công Thương đã liên hệ để có thêm thông tin khách quan, tuy nhiên phía Công ty Cổ phần ToBé Việt Nam vẫn chưa có phản hồi về sự việc.
Để đảm bảo quy định pháp luật về chứng nhận hợp quy được thực hiện nghiêm, đồng thời bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) đối với Công ty Cổ phần ToBé Việt Nam.
Cẩn trọng lừa đảo, trục lợi khi mua vé chương trình ca nhạc, concert ngoài chợ đen
Chỉ còn vài giờ nữa, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai 2024 Day 2” sẽ chính thức được diễn ra, xong để chứng kiến các anh trai vượt chông gai thì hàng chục ngàn người hâm mộ đang phải “vượt chông gai” của chính mình để tìm những tấm vé vào sân. Lợi dụng nhu cầu cao, nhiều phe vé đã đẩy giá, đội giá lên cao gấp 3 đến 4 thậm chí hàng chục lần nhằm trục lợi. Không ít trường hợp người hâm mộ bị lừa đảo, vì mất tiền mà không có vé.
![]() |
Cận kề concert Anh trai vượt ngàn chông gai: Cẩn trọng lừa đảo khi mua vé bán lại |
Càng gần đến ngày diễn ra, trong những hội nhóm pass vé, cơn sốt vé ngày càng sôi sục. Dạo một vòng trong các nhóm thảo luận về concert Anh trai vượt ngàn chông gai, không khó để bắt gặp các bài đăng pass vé.
Theo khảo sát vào ngày 13/12, giá vé được rao bán trong các hội nhóm giảm nhẹ so với hồi đầu tháng 12 nhưng vẫn cao hơn giá trị thực khoảng 3-4 lần. Một cặp vé Đỉnh Nóc, Kịch Trần được rao bán dao động từ 19-19,5 triệu đồng/cặp, trong khi giá gốc là 7 triệu đồng/cặp.
Tương tự, cặp vé Tinh Hoa, Thiếu Nhi cũng được đẩy giá gấp 3 lên 12 triệu đồng/cặp, vé Bay Phấp Phới là 15,5 triệu/cặp. Hạng vé X VIP – hạng cao nhất của concert Anh trai vượt ngàn chông gai có giá gốc 16 triệu đồng/cặp, nay đã được các phe vé “hét giá” lên đến 40 triệu đồng.
Chị Khánh An (Hà Nội) cho biết, những ngày qua chị miệt mài đi tìm vé. Nhiều lần inbox hỏi mua nhưng không thấy người bán trả lời, còn ai phản hồi thì giá đưa ra rất cao.
“Tìm vé trong vô vọng quá. Mình nhắn tin thì không thấy các bạn bán vé phản hồi, ai phản hồi thì toàn đưa ra giá đắt gấp 3 lần so với giá gốc, thật sự không mua nổi”, chị Yến chia sẻ về hành trình đi tìm vé đầy chông gai của mình.
Bạn Thùy Dương (Hà Nội) cũng gặp phải tình trạng tương tự: “Em cần tìm vé ATVNCG giao dịch trực tiếp ở Hà Nội ạ. Vé nào cũng được, em tuyệt vọng lắm rồi. Em đi một mình nên tìm người bán lẻ”.
Thị trường mua bán, trao đổi vé concert Anh trai vượt ngàn chông gai Hà Nội hỗn loạn khiến người mua e dè vì giá đắt thì không đủ tài chính, còn giá rẻ thì sợ bị lừa đảo.
Cùng với những bài đăng pass vé, thì những bài đăng “bóc phốt’ lừa đảo cũng xuất hiện không ít.
Mới đây, một tài khoản trong nhóm chuyên trao đổi vé ca nhạc đã đăng bài cảnh báo lừa đảo chuyên nghiệp dưới hình thức mua bán vé Anh trai vượt ngàn chông gai.
Theo tài khoản này chia sẻ, thủ đoạn của kẻ lừa đảo là sử dụng hình thức mua bán vé QR Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai…. Sau đó, 1 vé được đối tượng bán cho nhiều người với giá rẻ hơn 30-40% giá thị trường .
Hồi đầu tháng 12, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cảnh báo lừa đảo bán vé xem các chương trình ca nhạc đang thu hút sự quan tâm của công chúng.
Thủ đoạn thường thấy của đối tượng lừa đảo là tạo những tài khoản mạng xã hội giả mạo, tham gia hoặc tạo những hội nhóm trao đổi, bán lại vé nhằm thu hút người dùng. Đối tượng còn tung nhiều "chiêu thức" như tạo ra vé giả với hình thức tương tự như vé thật và rao bán với giá thấp hơn so với giá thị trường, người mua thường không phát hiện ra cho đến khi đến cửa vào sự kiện.
Thậm chí, một số đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người mua đặt cọc trước với lý do "đảm bảo vé” rồi sau đó lặn mất tăm. Bên cạnh đó, một số đối tượng quảng cáo vé VIP hoặc các gói dịch vụ đặc biệt mà thực chất là không tồn tại, dụ dỗ người mua với các lợi ích, giá trị không có thật.
Trong cơn bão “thật giả lẫn lộn” này, giao dịch trực tiếp đang là hướng đi mà nhiều người hâm mộ lựa chọn. Thay vì chuyển tiền ngay cho người bán, nhiều khán giả sẽ chọn phương thức giao dịch trực tiếp.
Sự nhộn nhịp đi kèm với rủi ro. Nhiều tài khoản mới lập ra chỉ để rao bán vé, không ai đảm bảo độ uy tín. Mỗi giờ trôi qua, giá vé chợ đen lại từ từ tăng lên một chút. Dù trong các hội nhóm, mọi người đã liên tục cảnh báo về các loại giao dịch mập mờ, cập nhật danh sách hàng trăm tài khoản từng lừa đảo… để người mua lưu ý, song chính bản thân người hâm mộ phải nâng cao cảnh giác, chọn mua vé từ các kênh phân phối của Ban tổ chức Chương trình. Trường hợp sang nhượng vé cần kiểm tra cẩn thận, tránh tiền mất tật mang, tuyệt đối không tiếp tay cho các đối tượng “phe vé” để góp phần xây dựng môi trường văn hóa âm nhạc lành mạnh.
Xin mời quý vị khán giả đến với chuyên mục “Nhận diện hàng thật - hàng giả
Nhận diện sản phẩm táo đỏ Hàn Quốc thật và giả
Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... đã trở thành vấn nạn tại thị trường Việt Nam. Hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thuộc đủ chủng loại từ hàng tiêu dùng, thực phẩm gia dụng, điện tử tới thực phẩm, dược phẩm... Dịp cuối năm, sản phẩm táo đỏ khô có xuất xứ từ Hàn Quốc lại trở thành “tâm điểm mua sắm” trên thị trường, song nhiều người tiêu dùng đã mắc bẫy lừa đảo, mua phải sản phẩm giả mạo xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
![]() |
Để bảo vệ quyền lợi, người tiêu dùng chỉ nên chọn mua sản phẩm táo đỏ khô tại các cửa hàng uy tín, được phân phối chính hãng. |
Cùng Trạm tin thị trường số hôm nay điểm qua các đặc điểm nhận diện sản phẩm táo đỏ khô Hàn Quốc chính hãng.
Thị trường Việt Nam cả online, offline đang xuất hiện nhiều cửa hàng, cơ sở kinh doanh sản phẩm táo đỏ khô Hàn Quốc (Dried Jujube) do Công ty TNHH TM Organic Farm nhập khẩu và được Công ty TNHH Solomon International phân phối. Song, bên cạnh những sản phẩm được nhập khẩu, phân phối chính hãng, thị trường lại xuất hiện nhiều sản phẩm là hàng giả, kém chất lượng. Dưới đây là một số đặc điểm nhận diện phân biệt sản phẩm này.
Đối với sản phẩm chính hãng: táo đỏ khô Hàn Quốc phân phối tại thị trường Việt nam được đóng gói dưới dạng túi, trọng lượng lớn nhất là 500gr, bao bì in rõ thông tin nhà nhập khẩu, phân phối, có mã QR code...
Sản phẩm giả mạo xuất xứ, xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu táo đỏ khô Hàn Quốc được đóng gói với trọng lượng lớn hơn 500gr, trong túi nhựa, và đựng trong hộp màu đỏ, hình chữ nhật rất bắt mắt, trang trọng. Quả táo bên trong có kích thước to hơn rất nhiều so với táo khô Hàn Quốc chính hãng.
Để bảo vệ quyền lợi, người tiêu dùng chỉ nên chọn mua sản phẩm táo đỏ khô tại các cửa hàng uy tín, được phân phối chính hãng.
Nếu mua hàng qua các mạng xã hội, người tiêu dùng cần tìm hiểu thông tin về người bán, đảm bảo rằng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đã được cơ quan quản lý kiểm tra về an toàn thực phẩm. Tuyệt đối không nên mua ở những trang mạng, kênh bán hàng online, fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin chi tiết sản phẩm thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn.
Xin mời Quý vị đến với Chuyên mục “Quản lý thị trường 24h” của Trạm tin thị trường hôm nay
Cao Bằng: Tạm giữ trên 1,8 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Kế hoạch số 1051 ngày 24/10/2024 của Cục QLTT tỉnh Cao Bằng Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
Mới đây, nhận được nguồn tin do quần chúng nhân dân cung cấp đã được thẩm tra, xác minh là có căn cứ. Đội QLTT số 5 phát hiện xe ô tô tải có mui biển kiểm soát tỉnh Cao Bằng đang dừng đỗ tại xóm Thôn Ga, xã Quang Trung huyện Trùng Khánh, có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa vi phạm. Đội QLTT số 5 tiến hành đưa phương tiện vận tải về trụ sở Cục QLTT tỉnh Cao Bằng tổ chức khám phương tiện xe ô tô tải biển kiểm soát Cao Bằng do ông L.V.T, địa chỉ: xã Quang Vinh, huyện Trùng Khánh là người điều khiển phương tiện.
Kết quả khám phát hiện trong thùng xe có cất dấu 1.833 kg nguyên liệu thuốc lá (lá thuốc lá đã sấy khô, chưa tách cọng) không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Ông L.V.T lái xe khai nhận toàn bộ 1.833 kg số lá cây thuốc lá đã khô chưa tách cọng nêu trên do tôi mua gom với nhiều người dân không rõ danh tính tại huyện Trùng Khánh mang ra thành phố Cao Bằng bán cho doanh nghiệp kiếm lời thì Đội Quản lý thị trường số 5 kiểm tra tạm giữ toàn bộ hàng hoá.
Đội trưởng Đội QLTT số 5 đã tiến hành tạm giữ 1.833 kg nguyên liệu thuốc lá nói trên để xác minh tình tiết vụ việc, trình cấp có thẩm quyền xử lý vụ việc theo quy định của Pháp luật.
Trong thời gian tới, Đội QLTT số 5 tiếp tục tăng cường các biện pháp quyết liệt hơn để đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm từng bước góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh, đồng thời bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thưa quý vị!
Trạm tin thị trường số ngày 14/12/2024 của Báo Công Thương xin được tạm dừng tại đây.
Xin cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi!
Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những Trạm tin thị trường tiếp theo!
Thị trường hàng hóa

Xăng dầu đồng loạt tăng giá, RON95-III lên gần 20.000 đồng/lít
Từ 15h chiều ngày 24/4, tại thị trường trong nước xăng dầu cùng tăng giá. Cụ thể, xăng E5 RON92 tăng 740 đồng/lít, giá bán không cao hơn 19.238 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 782 đồng/lít giá bán không cao hơn 19.638 đồng/lít.
Cùng đó, giá dầu Diezen tăng 487 đồng/lít, giá bán không cao hơn 17.524 đồng/lít; giá dầu hỏa tăng 531 đồng/lít, giá bán không cao hơn 17.715 đồng/lít; dầu Mazut tăng 564 đồng/kg, giá bán không cao hơn 16.524 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này Liên bộ Công Thương - Tài chính không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazút.
Trên thị trường thế giới, lúc 6h sáng nay 24/4, giá dầu WTI ở mốc 62,23 USD/thùng, giảm 0,04 USD/thùng, giá dầu Brent của Mỹ ở mốc 66,12 USD/thùng, giảm 1,32 USD/thùng.
Giá dầu giảm sau thông tin cho thấy một số thành viên của OPEC+ sẽ đề xuất nhóm đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu trong tháng 6, tháng thứ 2 liên tiếp.

Xăng dầu giảm giá, xăng RON95-III bán 18.856 đồng/lít
Từ 15h chiều ngày 17/4, tại thị trường trong nước, xăng dầu tiếp tục giảm giá. Cụ thể: Xăng E5 RON92 giảm 384 đồng/lít, giá bán không cao hơn 18.498 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 351 đồng/lít giá bán không cao hơn 18.856 đồng/lít.
Cùng đó, giá dầu diesel giảm 206 đồng/lít, giá bán không cao hơn 17.037 đồng/lít; giá dầu hỏa giảm 229 đồng/lít, giá bán không cao hơn 17.184 đồng/lít; riêng dầu mazut tăng 58 đồng/kg, giá bán không cao hơn 15.960 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này Liên bộ Công Thương - Tài chính không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazút.
Trên thị trường thế giới, khảo sát lúc 9h55 ngày 17/4 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI tăng 0,68 USD/thùng (tăng 1,09%), lên mức 63,15 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 0,43 USD/thùng (tăng 0,65%), lên mức 66,28 USD/thùng.
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào thứ Năm do triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn. Điều này xảy ra sau khi Washington áp đặt thêm lệnh trừng phạt nhằm hạn chế hoạt động buôn bán dầu của Iran, cùng với cam kết của một số nhà sản xuất OPEC cắt giảm sản lượng hơn nữa để bù đắp cho việc khai thác vượt mức đã thỏa thuận.

Tăng trưởng nông nghiệp quý I/2025 cao nhất 4 năm, xuất khẩu nông sản bứt phá
Bộ Nông nghiệp và Môi trường thông tin, trong quý I/2025, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng 3,74% - cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Động lực chính đến từ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và chế biến xuất khẩu.
Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành quý I đạt 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024. Nhiều mặt hàng chủ lực ghi nhận mức tăng vượt kỳ vọng như: cà phê đạt 2,88 tỷ USD (tăng 49,5%), tôm 943 triệu USD (tăng 37,8%), gỗ và sản phẩm gỗ 3,95 tỷ USD (tăng 11,6%).
Giá trị xuất khẩu nông, lâm nghiệp và thủy sản đến các châu lục và thị trường lớn đều tăng mạnh và rất mạnh. Trong đó, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là ba thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó với biến động thị trường, như xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng. Đồng thời, Bộ cũng tích cực rà soát, đề xuất sửa đổi các văn bản pháp luật để phù hợp với mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Với những bước đi bài bản và quyết liệt, năm 2025 ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đặt mục tiêu tăng trưởng toàn ngành đạt 4,0% trở lên; tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 65 tỷ USD.
Thương hiệu - Hàng Việt

'Tinh hoa trái cây Việt': Thúc đẩy tiêu thụ nội địa, hướng đến xuất khẩu
Sáng 23/4, tại số 62 Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước - Bộ Công Thương chính thức khai mạc không gian trưng bày đặc sắc với chủ đề “Tinh hoa trái cây Việt”, kéo dài đến hết ngày 27/4. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Không gian được thiết kế hiện đại, đậm bản sắc vùng miền, quy tụ hàng chục loại trái cây nổi bật như: xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), sầu riêng (Long An), thanh long đỏ (Bình Thuận), mận hậu (Sơn La)... Đặc biệt, mỗi sản phẩm đều tích hợp mã QR giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc, từ vùng trồng đến quy trình bảo quản và phân phối chính hãng.
Tại sự kiện, ông Trần Hữu Linh - Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước - cho biết Việt Nam hiện có trên 30 loại trái cây chủ lực, sản lượng mỗi năm đạt khoảng 12 - 14 triệu tấn, trên diện tích 1,1 triệu ha, phần lớn là trái cây nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao như sầu riêng, chôm chôm, nhãn, vải, xoài...
Tuy nhiên, bài toán tiêu thụ nội địa vẫn còn nhiều thách thức. Việc tổ chức không gian như "Tinh hoa trái cây Việt" không chỉ quảng bá sản phẩm mà còn tạo nhịp cầu kết nối giữa nhà nước - doanh nghiệp - người tiêu dùng, cùng nhau thúc đẩy tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu bền vững.
Ngoài việc giới thiệu đặc sản vùng miền, sự kiện còn truyền đi thông điệp về ăn trái cây đúng mùa - vì sức khỏe, vì nhà nông. Mỗi loại quả không chỉ là sản vật địa phương mà còn phản ánh giá trị văn hóa, sinh thái và niềm tự hào của nông nghiệp Việt Nam.

LIVE: Tọa đàm: 'Bắc cầu' tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là khu vực tập trung rất nhiều sản phẩm nông sản, đặc sản chất lượng. Vì vậy, việc tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm này là trách nhiệm chung của các bộ, ngành, địa phương.
Nhìn chung, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời gian qua đã đáp ứng phần lớn nhu cầu cho sản xuất, góp phần quan trọng vào hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả cao và chuỗi liên kết được hình thành; nhiều thương hiệu đặc sản của bà con dân tộc thiểu số và miền núi đã được xây dựng thành công.
Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần hình thành chuỗi cung ứng, kích thích sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, với những tiềm năng rất lớn hiện có thì việc kết nối, phát triển thị trường thời gian qua mới chỉ đáp ứng được phần nào.
![]() |
Báo Công Thương tổ chức Chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề: “Bắc cầu” tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc |
Để góp một tiếng nói làm rõ vấn đề này, Báo Công Thương tổ chức chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề: 'Bắc cầu' tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Chương trình có sự tham gia của các khách mời:
- Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước – Bộ Công Thương
- TS Lê Quốc Phương – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương
- Nghệ nhân văn hóa trà Việt Vũ Thị Thương Huyền, Giám đốc HTX Chè Thịnh An (Thái Nguyên)
Chương trình được phát trực tiếp tại Chuyên trang Công Thương media và các nền tảng mạng xã hội của báo như Facebook, Youtube, Tiktok.

Từ chiều ngày 13/2: Giá xăng RON95-III bán cao nhất 21.074 đồng/lít
Từ 15h chiều ngày 13/2, xăng dầu trong nước tăng giá đồng loạt. Cụ thể: xăng E5 RON92 tăng 156 đồng/lít, giá bán không cao hơn 20.598 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 146 đồng/lít giá bán không cao hơn 21.074 đồng/lít.
Trong đó, giá dầu Diezen tăng 19 đồng/lít, giá bán không cao hơn 19.073 đồng/lít; giá dầu hỏa tăng 59 đồng/lít, giá bán không cao hơn 19.473 đồng/lít; dầu Mazut tăng 425 đồng/kg, giá bán không cao hơn 17.779 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này Liên bộ Công Thương - Tài chính không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu madút.
Trong phiên giao dịch sáng ngày 13/2, thị trường thế giới tiếp tục giảm. Tại thời điểm 7h35 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent giảm 2,68% xuống 74,94 USD/thùng và giá WTI của Mỹ giảm 0,21% xuống 71,22 USD. Trong phiên có thời điểm giá dầu thô Mỹ giảm hơn 2 USD/thùng xuống mức thấp nhất phiên. Đợt điều chỉnh này đã kết thúc chuỗi tăng 3 ngày liên tiếp của thị trường.
Trước đó, giá dầu thô đã giảm hơn 2% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (12/2) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện bước tiến lớn đầu tiên đối với ngoại giao về cuộc chiến ở Ukraine, với lời hứa chấm dứt cuộc chiến.
Tài chính - Chứng khoán

Đại hội đồng cổ đông Chứng khoán Công thương 2025: Kỳ vọng bứt phá với hệ thống KRX
Sáng 24/4, Công ty Chứng khoán Công thương (CTS) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó nổi bật là phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ lợi nhuận đã thực hiện sau thuế chưa phân phối đến hết năm 2024 của Công ty với tỷ lệ phát hành là 43%.
Tại Đại hội, các cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 297,4 tỷ đồng và tỷ lệ cổ tức dự kiến là 9%. Ngoài các nội dung biểu quyết, Ban Lãnh đạo Chứng khoán Công thương đã cung cấp thông tin, trao đổi và giải đáp đầy đủ các câu hỏi của cổ đông liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh Quý I/2025; nhận định về biến động thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế, tác động của chính sách điều hành vĩ mô, lãi suất, dòng vốn đầu tư và tâm lý nhà đầu tư trong năm 2025.
![]() |
ĐHĐCĐ Chứng khoán Công Thương 2025: Kỳ vọng bứt phá với hệ thống KRX. Ảnh: Thái Mạnh. |
Một trong những nội dung được chú ý cũng như nhiều cổ đông quan tâm là vận hành chính thức của Hệ thống KRX vào đầu tháng 5. Theo đó, việc việc hệ thống KRX đi vào hoạt động không chỉ cải thiện chất lượng giao dịch mà còn là yếu tố then chốt trong quá trình nâng hạng thị trường, mở ra cơ hội thu hút hàng tỷ USD dòng vốn ngoại từ các quỹ đầu tư lớn toàn cầu.
Việc thông qua các nội dung quan trọng tại Đại hội, đồng thời cũng kiện toàn bộ máy nhân sự Hội đồng quản trị của CTS, nhiều cổ đông kỳ vọng về những bước chuyển mình mới thời gian tới của Chứng khoán Công thương, góp phần thúc đẩy đổi mới quản trị, củng cố năng lực cạnh tranh và gia tăng dấu ấn trên thị trường chứng khoán, tài chính.

Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026
Tiếp tục phiên họp thứ 44, ngày 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT), từ mức 10% xuống còn 8%, áp dụng cho hầu hết hàng hóa, dịch vụ trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.
Bộ Tài chính cho biết, chính sách này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời kích thích tiêu dùng nội địa – một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy chính sách này làm giảm ngân sách nhà nước khoảng 121.700 tỷ đồng, nhưng sẽ giúp hạ giá thành hàng hóa, dịch vụ, tạo thêm công ăn việc làm, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, một số lĩnh vực không được áp dụng giảm thuế như: viễn thông, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, kim loại, khai khoáng (trừ than), hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ xăng)...
Chính phủ sẽ hướng dẫn cụ thể và triển khai minh bạch, hiệu quả để chính sách này thật sự đi vào cuộc sống, giúp nền kinh tế phục hồi nhanh và phát triển bền vững từ nay đến hết năm 2026.

Yếu tố nào sẽ chi phối thị trường chứng khoán trong tuần tới?
Việc chỉ số VN-Index mất hơn 200 điểm chỉ sau 4 phiên là hiếm có nhưng cũng nhờ đó mà sức bật thị trường trở lại cũng nhanh hơn. Hiện tại VN-Index đã trở lại vùng trên 1.200 điểm nên thị trường chứng khoán được dự báo sẽ có nhiều phiên dao động mạnh khi nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục, dòng tiền vẫn chưa thật sự lan tỏa và thiếu sự đồng thuận, phản ánh tâm lý nhà đầu tư vẫn còn khá thận trọng sau chuỗi điều chỉnh vừa qua.
Theo các chuyên gia, giai đoạn VN-Index giảm giá mạnh đã mở ra khá nhiều cơ hội tốt cho các vị thế đầu tư giá trị. Nhiều mã cổ phiếu tương đối rẻ so với yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Nhà đầu tư duy trì tỷ trọng hợp lý, mục tiêu đầu tư hướng tới các mã có nền tảng cơ bản tốt, đầu ngành.
![]() |
Yếu tố nào sẽ chi phối thị trường chứng khoán trong tuần tới ?. Ảnh: Thái Mạnh |
Các chuyên gia cũng cho rằng nhà đầu tư có thể tham khảo, chuyển hướng đầu tư vào các nhóm ngành như ngân hàng, bất động sản nhà ở, bán lẻ, điện và đầu tư công... Những nhóm ngành này có xu hướng phục hồi tốt từ cầu tiêu dùng nội địa và sẽ đóng vai trò dẫn dắt trong đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán thời gian tới.

100.000 tỷ đồng tiếp sức sản xuất nông, lâm, thủy sản
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 46/NQ-CP và Chỉ thị 05/CT-TTg về việc nâng quy mô chương trình tín dụng lên khoảng 100.000 tỷ đồng. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã công bố triển khai chương trình tín dụng ưu đãi cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.
So với trước đây, chương trình được mở rộng phạm vi và đối tượng vay, áp dụng cho khách hàng có dự án/phương án sản xuất - kinh doanh trong 3 lĩnh vực nêu trên. Thời gian thực hiện kéo dài đến khi đạt tổng doanh số cho vay 100.000 tỷ đồng.
Có 15 ngân hàng thương mại đăng ký tham gia gồm: Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, LPBank, Sacombank, MB, ACB, Nam Á Bank, OCB, Eximbank, Vietbank, SHB, BVBank và HDBank. Các ngân hàng này có trách nhiệm theo dõi, thống kê và báo cáo kết quả triển khai; đảm bảo minh bạch về đối tượng cho vay và mức lãi suất theo đúng cam kết của chương trình.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước khuyến khích thêm các ngân hàng khác cùng tham gia nhằm mở rộng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản.
Pháp luật - Bạn đọc

Hà Nội: Đất nông nghiệp ở xã Thanh Liệt bị ''biến tướng'' thành nhà xưởng
Tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội, hàng loạt thửa đất nông nghiệp ven tuyến đường Phạm Tu đang được người dân thuê lại để sử dụng vào mục đích trồng và kinh doanh cây cảnh. Tuy nhiên, đằng sau những chậu cây xanh, những căn nhà tạm, nhà container là một thực tế phức tạp với nhiều dấu hiệu sử dụng đất sai mục đích.
![]() |
Hàng loạt thửa đất nông nghiệp ven tuyến đường Phạm Tu (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội) đang có dấu hiệu sử dụng đất sai mục đích |
Theo khảo sát thực tế, nhiều vị trí trong khu vực đất nông nghiệp này đã bị san lấp bằng trạc thải xây dựng. Những ô đất trước đây là ao hồ, thì nay, đã bị lấp đầy bằng trạc thải, rác thải. Một số lô đất đã dựng lán tạm, mái che, nhà khung thép, có dấu hiệu hoạt động như các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Một người dân thuê đất để trồng cây cho biết, mức giá phổ biến hiện nay là khoảng 25.000 đồng/m2/tháng.
Theo các hộ kinh doanh cây cảnh ở đây, nếu chỉ trồng cây theo đúng mục đích sử dụng đất thì “không tốn một xu tiền luật”, còn nếu vi phạm, sẽ mất từ 10 đến 20 triệu đồng chi phí bôi trơn để dựng nhà. Trao đổi với phóng viên, đại diện UBND xã Thanh Liệt xác nhận rằng toàn bộ diện tích nói trên đều là đất nông nghiệp. Khu đất này được giao cho người dân với mức thuế sử dụng đất nông nghiệp là từ 5.000 - 17.000 đồng/m2/tháng.
Theo ông Thắng, những diện tích đất nông nghiệp, đất ao hồ nuôi cá tại địa bàn xã đã không còn hiệu quả. Do đó, UBND xã đã làm tờ trình xin chủ trương từ UBND huyện Thanh Trì để chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất sử dụng đa mục đích. Theo đó, các mô hình kinh tế mới như sân thể thao, trồng hoa cây cảnh… sẽ được áp dụng nhằm tận dụng những diện tích đất khó canh tác.

Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng xử lý
Theo nguồn tin của Báo Công Thương, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành Phiếu chuyển đơn số 1076/QLD-MP, chuyển đơn tố cáo liên quan đến bà Chu Thanh Huyền, người nổi tiếng trên mạng xã hội, tới Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội để xem xét và xử lý theo thẩm quyền.
Theo nội dung đơn do công dân H. gửi ngày 25/3/2025, bà Chu Thanh Huyền bị tố cáo kinh doanh bộ mỹ phẩm OHUI PRIME có xuất xứ từ Hàn Quốc nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt, không xuất hóa đơn bán hàng và có dấu hiệu trốn thuế. Hình thức bán hàng chủ yếu diễn ra trên fanpage cá nhân.
![]() |
Bộ mỹ phẩm OHUI PRIME do Chu Thanh Huyền bán có xuất xứ từ Hàn Quốc nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt, không xuất hóa đơn bán hàng và có dấu hiệu trốn thuế. Ảnh bạn đọc cung cấp |
Căn cứ Luật Tố cáo năm 2018, Nghị định 31/2019/NĐ-CP và các văn bản liên quan, Cục Quản lý Dược xác định đây là nội dung không thuộc phạm vi giải quyết của đơn vị nên đã chuyển toàn bộ hồ sơ tới cơ quan chức năng địa phương để xử lý theo quy định.
Bà Chu Thanh Huyền không phải cái tên xa lạ trong những tranh cãi về hoạt động kinh doanh trực tuyến. Trước đó, bà từng bị phản ánh quảng cáo sai công dụng sản phẩm, sử dụng hình ảnh nghệ sĩ quốc tế không phép, bán hàng không minh bạch về nguồn gốc và có dấu hiệu vi phạm pháp luật thương mại điện tử.
Đơn tố cáo lần này tiếp tục làm dấy lên lo ngại về nhiều trường hợp khác, tạo nên một hệ sinh thái bán hàng qua mạng đang vận hành bên ngoài hành lang pháp lý. Khi người nổi tiếng kiêm người bán hàng, sản phẩm không còn được thẩm định bằng chất lượng mà bằng niềm tin và lượt theo dõi.

Hà Nội: Nhà dân rung chuyển, nứt toác vì thi công trường THCS Huy Văn
Căn nhà 5 tầng của bà Nghiêm Thị Thơm tại số 189 ngõ Văn Chương (phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP Hà Nội) đã xuất hiện hàng loạt vết nứt lớn kể từ khi công trình xây dựng Trường Trung học cơ sở Huy Văn liền kề, khởi công vào cuối tháng 3/2025.
![]() |
Vết nứt lớn trên tường nhà bà Nghiêm Thị Thơm. |
“Khi tôi đi ăn sáng về, mở cửa thì nghe ‘uỳnh’ một cái. Cái cần cẩu đập vào tường nhà tôi, cả nhà rung lên. Tôi chạy sang công trường hét lên nhưng họ vẫn làm bình thường, không ai dừng lại. Tôi phải chạy sang phường trình báo”, bà Thơm bức xúc kể lại.
Bà Thơm cho biết, trước khi công trình được phá dỡ, đã có đơn vị đến khảo sát hiện trạng căn nhà, chụp ảnh và lập biên bản. Tuy nhiên, kể từ khi sự cố xảy ra, đơn vị thi công mới chỉ đến nói chuyện vài lần rồi “để đấy”, không có hành động khắc phục cụ thể. Cũng theo bà Thơm, hai căn nhà lân cận cũng bị ảnh hưởng, xuất hiện các vết nứt trên tường do quá trình phá dỡ ở phía sau, tuy nhiên những trường hợp này đã được chủ đầu tư tiến hành sửa chữa, khắc phục.
“Ban đầu đơn vị thi công có mong muốn được khắc phục, tôi cũng đồng ý vì không muốn gây khó khăn gì. Nhưng sau khi hứa, họ không quay lại, gọi điện cũng không nghe máy. Trong khi những nhà khác liền kề đã được xử lý, thì nhà tôi bị bỏ mặc”, bà Thơm nói thêm.
“Nhà tôi đã xây dựng được 20 năm, kết cấu đã cũ, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ khung nhà. Vậy mà trong quá trình làm việc với đơn vị thi công, tôi phát hiện khu vực thi công hoàn toàn không có biển cảnh báo hay rào chắn rõ ràng. Điều này khiến công nhân khó phân định ranh giới giữa công trường và nhà dân”, anh Ngô Ba Duy – con trai bà Thơm bức xúc nói.
Theo anh Duy, mặc dù gia đình đã nhiều lần góp ý, nhưng đơn vị thi công vẫn tiếp tục đưa máy xúc hoạt động sát khu vực nhà bà Thơm. Đáng chú ý, vào ngày 31/3, việc đưa máy móc tiếp tục diễn ra bất chấp cảnh báo, khiến tường nhà tiếp tục bị nứt, vỡ thêm.
Trao đổi với phóng viên, đại diện UBND phường Văn Chương xác nhận đã nắm được thông tin về vụ việc này. Vị đại diện này UBND phường cho biết thêm, Dự án xây dựng trường học trên do Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Đống Đa làm chủ đầu tư.
Hiện tại, gia đình bà Thơm mong muốn chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng sớm vào cuộc kiểm tra, đánh giá mức độ thiệt hại, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư có phương án khắc phục kịp thời để đảm bảo an toàn và ổn định cuộc sống cho người dân bị ảnh hưởng.
Doanh nghiệp

Đại hội đồng cổ đông Chứng khoán Công thương 2025: Kỳ vọng bứt phá với hệ thống KRX
Sáng 24/4, Công ty Chứng khoán Công thương (CTS) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó nổi bật là phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ lợi nhuận đã thực hiện sau thuế chưa phân phối đến hết năm 2024 của Công ty với tỷ lệ phát hành là 43%.
Tại Đại hội, các cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 297,4 tỷ đồng và tỷ lệ cổ tức dự kiến là 9%. Ngoài các nội dung biểu quyết, Ban Lãnh đạo Chứng khoán Công thương đã cung cấp thông tin, trao đổi và giải đáp đầy đủ các câu hỏi của cổ đông liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh Quý I/2025; nhận định về biến động thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế, tác động của chính sách điều hành vĩ mô, lãi suất, dòng vốn đầu tư và tâm lý nhà đầu tư trong năm 2025.
![]() |
ĐHĐCĐ Chứng khoán Công Thương 2025: Kỳ vọng bứt phá với hệ thống KRX. Ảnh: Thái Mạnh. |
Một trong những nội dung được chú ý cũng như nhiều cổ đông quan tâm là vận hành chính thức của Hệ thống KRX vào đầu tháng 5. Theo đó, việc việc hệ thống KRX đi vào hoạt động không chỉ cải thiện chất lượng giao dịch mà còn là yếu tố then chốt trong quá trình nâng hạng thị trường, mở ra cơ hội thu hút hàng tỷ USD dòng vốn ngoại từ các quỹ đầu tư lớn toàn cầu.
Việc thông qua các nội dung quan trọng tại Đại hội, đồng thời cũng kiện toàn bộ máy nhân sự Hội đồng quản trị của CTS, nhiều cổ đông kỳ vọng về những bước chuyển mình mới thời gian tới của Chứng khoán Công thương, góp phần thúc đẩy đổi mới quản trị, củng cố năng lực cạnh tranh và gia tăng dấu ấn trên thị trường chứng khoán, tài chính.

Hợp tác mua bán khí hóa lỏng LNG - Sản phẩm năng lượng xanh của thời đại mới
Ngày 3/4/2025, tại trụ sở Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam (PV GAS LPG - thành viên của Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS), đã diễn ra lễ ký kết cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) giữa PV GAS LPG và Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Saint-Gobain Bắc Việt Nam (thành viên của Saint-Gobain Việt Nam). Sự kiện này đánh dấu một dấu mốc đáng chú ý trong tiến trình xanh hóa chuỗi cung ứng năng lượng tại Việt Nam.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển dịch sâu về năng lượng, với áp lực kép từ yêu cầu giảm phát thải và cải thiện hiệu suất sản xuất công nghiệp, mối quan hệ hợp tác giữa một doanh nghiệp năng lượng lâu đời và một tập đoàn vật liệu xây dựng toàn cầu không đơn thuần là một hợp đồng thương mại. Đó là sự hội tụ chiến lược của hai triết lý phát triển: "Năng lượng sạch" gặp "vật liệu xanh" - tạo lực đẩy mới cho chuỗi giá trị hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
![]() |
Hợp tác mua bán khí hóa lỏng LNG - sản phẩm năng lượng xanh của thời đại mới. Ảnh: Thái Mạnh. |
Thỏa thuận này đóng vai trò như một điểm sáng minh họa cho lộ trình thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh và phát triển năng lượng bền vững, được Chính phủ Việt Nam xác định rõ trong các cam kết tại COP26 và COP28. Khi các doanh nghiệp đầu ngành chủ động chuyển dịch, lan tỏa mô hình hợp tác xanh và sạch, thì mục tiêu Net Zero đến năm 2050 sẽ không còn là khẩu hiệu, mà từng bước trở thành hiện thực.

Doanh nghiệp nhà nước tiên phong tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký và ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 21/3/2025 về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp Nhà nước góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Chị thị nêu rõ, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục giữ vị trí, vai trò nòng cốt, phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo trong những ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Đặc biệt, bảo đảm an ninh năng lượng; bảo đảm cân đối lớn và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quan trọng cho nền kinh tế như điện, than, xăng dầu, hóa chất cơ bản...
Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và phát triển sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, qua đó nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia.
Các doanh nghiệp nhà nước cần tích cực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo để gia tăng giá trị sản phẩm, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp trọng điểm như điện, than, xăng dầu, hóa chất cơ bản và các ngành khác có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia.
Năng lượng xanh

Australia cam kết hỗ trợ Việt Nam 96,6 triệu AUD phát triển năng lượng xanh
Vừa qua ngày 10/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã tiếp và làm việc với Đại sứ Australia tại Việt Nam – bà Gillian Bird – nhân dịp bà nhận nhiệm vụ công tác mới. Hai bên trao đổi về định hướng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là điện gió ngoài khơi và năng lượng tái tạo.
Đại sứ Gillian Bird chúc mừng Việt Nam vừa ban hành Luật Điện lực (sửa đổi), đánh giá đây là bước tiến tích cực, mở ra cơ hội hợp tác trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch. Đại sứ cũng chia sẻ Australia cam kết hỗ trợ Việt Nam thông qua gói tài chính trị giá 96,6 triệu AUD từ năm 2025, tập trung vào phát triển năng lượng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu.
Về phía Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết Quy hoạch điện VIII (điều chỉnh) sắp được ban hành sẽ tạo nền tảng thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi đến năm 2030. Thứ trưởng đánh giá cao sự quan tâm của các doanh nghiệp Australia như Tập đoàn Corio vào thị trường Việt Nam.
Hai bên cùng khẳng định vai trò quan trọng của đối thoại cấp Bộ trưởng về Năng lượng và Khoáng sản Việt Nam – Australia, đồng thời thống nhất phối hợp tổ chức kỳ họp đầu tiên vào năm 2025. Thứ trưởng cũng bày tỏ kỳ vọng thúc đẩy hợp tác sâu rộng với các bang của Australia, nơi đang mở rộng hiện diện tại Việt Nam.

Hợp tác mua bán khí hóa lỏng LNG - Sản phẩm năng lượng xanh của thời đại mới
Ngày 3/4/2025, tại trụ sở Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam (PV GAS LPG - thành viên của Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS), đã diễn ra lễ ký kết cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) giữa PV GAS LPG và Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Saint-Gobain Bắc Việt Nam (thành viên của Saint-Gobain Việt Nam). Sự kiện này đánh dấu một dấu mốc đáng chú ý trong tiến trình xanh hóa chuỗi cung ứng năng lượng tại Việt Nam.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển dịch sâu về năng lượng, với áp lực kép từ yêu cầu giảm phát thải và cải thiện hiệu suất sản xuất công nghiệp, mối quan hệ hợp tác giữa một doanh nghiệp năng lượng lâu đời và một tập đoàn vật liệu xây dựng toàn cầu không đơn thuần là một hợp đồng thương mại. Đó là sự hội tụ chiến lược của hai triết lý phát triển: "Năng lượng sạch" gặp "vật liệu xanh" - tạo lực đẩy mới cho chuỗi giá trị hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
![]() |
Hợp tác mua bán khí hóa lỏng LNG - sản phẩm năng lượng xanh của thời đại mới. Ảnh: Thái Mạnh. |
Thỏa thuận này đóng vai trò như một điểm sáng minh họa cho lộ trình thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh và phát triển năng lượng bền vững, được Chính phủ Việt Nam xác định rõ trong các cam kết tại COP26 và COP28. Khi các doanh nghiệp đầu ngành chủ động chuyển dịch, lan tỏa mô hình hợp tác xanh và sạch, thì mục tiêu Net Zero đến năm 2050 sẽ không còn là khẩu hiệu, mà từng bước trở thành hiện thực.

Hội nghị tham vấn Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sáng 26/2, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Công Thương phối hợp Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội tổ chức Hội nghị tham vấn Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Hội nghị có sự tham dự của đại diện Sở Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung; các trung tâm tiết kiệm năng lượng, trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, một số doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
![]() |
Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả |
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Phương Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường Quốc hội cho biết, Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mới được Thường vụ Quốc hội bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Dự kiến, Luật sửa đổi sẽ được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 3/2025 và Quốc hội sẽ cho ý kiến, xem xét thông qua vào tháng 5/2025.
Một trong các mục đích của việc sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là nâng cao tính thực tiễn, khả thi của Luật, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật trong các hoạt động sử dụng năng lượng, phù hợp với các cam kết quốc tế. Cơ quan soạn thảo đang rà soát sự tương thích điều ước quốc tế trong luật với các điều ước quốc tế hiện hành mà Việt Nam đang tham gia là thành viên.
Bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương cho biết, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010, chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/1/2011. Sau 15 năm triển khai, đến nay, Luật đã bộc lộ những bất cập cần phải rà soát, sửa đổi, bổ sung để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động sử dụng năng lượng của các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm công nghiệp để ứng phó với các thách thức mới.
Việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hiện hành là hết sức cần thiết, nhằm tiếp tục quán triệt, thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, giải quyết được các vấn đề của thực tiễn trong nước đặt ra, phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế. Đồng thời, tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ những vướng mắc, rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, tăng cường các cơ chế khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ giúp Việt Nam kịp thời vận dụng, thu hút và huy động được các nguồn lực quốc tế để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình đầu tư tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi thị trường các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ông Hoàng Việt Dũng – đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững cho biết, dự kiến, Dự án Luật sẽ sửa đổi 16/48 Điều tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010.
Trong đó, 4 nhóm chính sách sẽ được lấy ý kiến rộng rãi để chỉnh sửa gồm: Các nội dung về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; nội dung về quản lý, phát triển đối với dịch vụ tư vấn năng lượng, kiểm toán năng lượng, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; nội dung quy định về chính sách ưu đãi, công cụ hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; nội dung về chuyển đổi thị trường và quản lý hiệu suất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng.
Cũng trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận đóng góp nhiều ý kiến cho dự thảo dự án Luật. Bao gồm các nội dung về phân cấp, phân quyền đối với địa phương trong thực thi Luật; kinh nghiệm thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thúc đẩy phát triển các công ty dịch vụ năng lượng.
Kinh tế số

Bước đột phá nâng cao quyền lợi người tiêu dùng
Trung ương Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã chính thức cho ra mắt ứng dụng “Người tiêu dùng”. Đây là ứng dụng trên thiết bị di động, máy tính bảng đầu tiên mà Hội triển khai; được xem là bước đi đột phá nhằm nâng cao hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh hiện nay.
Ứng dụng giúp cho người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và người ít có cơ hội tiếp cận với những quy định, chính sách, quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng được Nhà nước bảo vệ.
Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, với ứng dụng này giúp cho người tiêu dùng dễ dàng, thuận tiện để tiếp cận với các quy định, chính sách của Nhà Nước cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Cụ thể, đây là kênh tương tác 2 chiều về khiếu nại, tư vấn khiếu nại; là kênh thông tin tuyên truyền về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Đồng thời, là cầu nối trong mối quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà xuất khẩu để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Ứng dụng Người tiêu dùng cung cấp 10 nhóm tính năng chính, bao gồm: Tư vấn và Khiếu nại; Khảo sát bình chọn; Cảnh báo người tiêu dùng; Hàng chính hãng; Cẩm nang pháp luật; Tra cứu sản phẩm; Khuyến mãi; Tin tức; Phản biện chính sách; Hoạt động Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

Temu vẫn trong thời gian chờ xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thông tin: Temu vẫn trong thời gian chờ xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Theo quy định, khi nền tảng thương mại này hoàn thiện đủ và hợp lệ hồ sơ mới xem xét cấp phép hoạt động.
Sau khi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ động làm việc, Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd đã triển khai thực hiện một số biện pháp theo yêu cầu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Tạm dừng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam (không sử dụng ngôn ngữ thể hiện tiếng Việt khi cung cấp dịch vụ trên website Temu.com và ứng dụng di động Temu). Nộp hồ sơ đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thông qua Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử (online.gov.vn)…
Đồng thời gỡ bỏ các chương trình khuyến mại chưa tuân thủ quy định pháp luật về xúc tiến thương mại theo pháp luật của Việt Nam. Toàn bộ sản phẩm, hàng hóa có khuyến mại trên 50% được gỡ bỏ theo quy định tại Nghị định số 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ .
Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết thêm, sau khi Temu tạm dừng hoạt động, các đơn hàng đã đặt cũng bị ngừng giao về Việt Nam. Ứng dụng này được yêu cầu thông báo xin lỗi và thực hiện chính sách hoàn tiền cho khách hàng. Đến thời điểm này, Temu đã hoàn toàn bộ số tiền cho cho khách hàng theo yêu cầu của Bộ Công Thương.

Xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng
Ngày 23/12/2024, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Công điện số 139/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng.
Công điện Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các văn bản, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phòng ngừa, đấu tranh tội phạm nói chung, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, trọng tâm là Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Công an, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến phương thức, thủ đoạn lừa đảo mới, hướng dẫn Nhân dân cách thức nhận diện, kỹ năng phòng ngừa lừa đảo sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng; tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, viễn thông, thương mại điện tử.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống các ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoàn thành thực hiện việc định danh, xác thực thông tin khách hàng, kiên quyết loại bỏ tài khoản không chính chủ, tài khoản có thông tin sai lệch.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường tuyên truyền phương thức, thủ đoạn mới về lừa đảo sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng với nhiều hình thức để người dân nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động phòng ngừa.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng nhận diện phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tăng cường công tác quản lý hoạt động của các sàn thương mại điện tử và các doanh nghiệp liên quan; kiểm tra sự tuân thủ quy định pháp luật của các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trong nước; xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

Hội nghị quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024
Ngày 19/9, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã tổ chức chương trình Hội nghị quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Đà Nẵng.
Hội nghị nhằm đánh giá thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024, định hướng và đẩy mạnh các hoạt động thuộc Chương trình năm 2025 và những năm tiếp theo.
![]() |
Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 tiếp cận theo hướng toàn diện và theo xu hướng thế giới nhằm bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu.
Chương trình không chỉ khuyến khích các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân áp dụng khoa học, công nghệ và thay đổi phương thức quản lý nhằm hướng đến sản xuất xuất bền vững mà còn định hướng và thay đổi hành vi tiêu dùng hướng đến tiêu dùng bền vững tại Việt Nam, qua đó góp phần đạt được các mục tiêu đã đặt ra của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Tại hội nghị, Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam đã có bài tham luận về sản xuất bền vững hướng đến kinh tế tuần hoàn trong một số ngành công nghiệp.
![]() |
Kết quả triển khai của Chương trình giai đoạn 2021 - 2024, Bộ Công Thương đã hoàn thiện chính sách pháp luật thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nhiên liệu, nguyên vật liệu có thể tái tạo, tái sinh; Thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng; Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm;
Phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững; Thúc đẩy dán nhãn và chứng nhận nhãn sinh thái; Đẩy mạnh phát triển thị trường bền vững, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng; Đẩy mạnh mua sắm bền vững; Nâng cao năng lực, tăng cường giáo dục và thực hành lối sống bền vững; Thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với chất thải; Đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Tại hội nghị, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững cũng giới thiệu Chỉ thị về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn (KTTH) của Bộ Công Thương. Theo đó, nhiệm vụ chung của Chỉ thị gồm: Xây dựng, phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với kế hoạch hành động quốc gia.
Tăng cường quản lý tài nguyên, nguyên liệu, khai thác, sử dụng năng lượng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững, chú trọng sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, vật liệu mới, hạn chế đến mức thấp nhất rác thải trong từng công đoạn của vòng đời sản phẩm, tái sử dụng nguyên vật liệu có sẵn... hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Diễn đàn - Đối thoại

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt: Tôi viết để khắc tên đồng đội vào lịch sử
Trong căn nhà nằm trên phố Phan Bá Vành - quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội, có một người đàn ông vẫn luôn lặng lẽ sống cùng quá khứ… Mỗi ngày, ông mở từng trang ký ức đã ngấm sâu vào máu thịt, và viết. Không phải để kể về mình - mà để kể về họ: những người đã nằm xuống, những đồng đội đã để lại nửa cuộc đời nơi rừng sâu, núi thẳm, những chiến sĩ mãi mãi dừng lại trước ngưỡng cửa của ngày hoà bình.
Ông là Đại tá, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt - người lính từng lái chiếc xe tăng 380 tiến vào Dinh Độc Lập trong buổi sáng định mệnh ngày 30 tháng 4 năm 1975. Mảng ký ức lịch sử ấy đã từng trải qua trong cuộc đời mình và đồng đội, ông chưa bao giờ nguôi quên.
![]() |
Đại tá, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Công Thương |
50 năm trước, khi niềm hạnh phúc vỡ òa trong niềm vui thống nhất, nhưng trái tim ông cũng thắt lại, như vừa mất đi một điều gì đó không thể gọi tên. Bởi lẽ… có những người đồng đội đã ngã xuống chỉ trước vài nhịp xích xe. Có người nằm lại bên vệ đường Sài Gòn, trong ba lô chỉ có một chiếc võng cũ, vài quyển sách, một cuốn từ điển tiếng Anh đọc dở… và bức thư viết nửa chừng gửi cho mẹ.
Họ ra đi khi chiến tranh chỉ còn tính bằng giờ, bằng phút. Họ không kịp chứng kiến khúc khải hoàn ca của dân tộc. Không kịp biết rằng, phía sau ngọn cờ ấy là một đất nước đang rực rỡ chờ ngày đoàn tụ.
50 năm trôi qua… người lính ngồi sau tay lái xe tăng năm nào giờ đã đi hết nửa đời người. Nhưng ông vẫn chưa dừng lại. Đại tá, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt gọi sự may mắn của mình là “một món nợ thiêng liêng” - món nợ với những người đã khuất. Và ông chọn cách trả nợ ấy bằng từng dòng chữ. Ông viết không phải để kể công, không phải để lưu danh. Mà để những người đã nằm xuống vẫn được hiện diện - trong từng câu chuyện, từng nỗi nhớ, từng trang sách khắc khoải.
Từng dòng chữ, từng trang hồi ức ông viết ra không chỉ là ký ức chiến tranh - mà còn là những khúc tưởng niệm lặng thầm dành cho bạn bè, dành cho tình đồng chí đã gắn bó trong những tháng ngày giữa lằn ranh sống - chết.
50 năm sau chiến thắng, người lính năm nào giờ là một nhà văn - vẫn giữ trọn “bổn phận” với đồng đội, với quá khứ, và với cả mai sau. Ông bảo: viết là cách để đồng đội được sống lại…
Và cũng là cách để lịch sử không bao giờ bị lãng quên…

'Như có Bác trong ngày đại thắng': Giai điệu vang mãi nửa thế kỷ
Có một Hà Nội rất khác trong tháng Tư. Không vội vã, không ồn ào, mà lặng lẽ, bình yên… như thể thời gian cũng chùng xuống khi ta bước chân tới một nơi chốn đã lưu giữ biết bao ký ức của đất nước.
Trên tầng ba khu tập thể cũ, có một căn phòng nhỏ. Ở đó, suốt gần một thế kỷ, một người đàn ông đã sống, đã viết, và để lại cho cuộc đời những giai điệu dịu dàng mà bất hủ.
Đây - căn phòng nhỏ nơi nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sống suốt mấy chục năm qua. Mỗi bức ảnh cũ, mỗi trang bản thảo đã ngả màu, là từng mảnh ký ức, từng giai điệu sống mãi trong lòng người.
Đêm 28/4/1975 khi biết được thông tin chiến thắng từ miền Nam trở về Hà Nội. Không để vợ con thức giấc, ông lặng lẽ ra hiên nhà. Giữa màn đêm, bên hiên nhà vắng, dưới ánh đèn vàng leo lét nơi hành lang tranh tối tranh sáng, chỉ trong hai tiếng đồng hồ, một bài hát được viết ra - không bằng kỹ thuật, không bằng lý trí - mà bằng tất cả tình yêu Tổ quốc có thể dâng trào trong một trái tim Việt Nam - “Như có Bác trong ngày đại thắng”.
![]() |
Nhà báo Phạm Hồng Tuyến - Con gái nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương |
Thời điểm hiện tại, nhạc sĩ Phạm Tuyên không còn sáng tác nữa. Nhưng mỗi lần giai điệu cũ tình cờ vang lên trên sóng truyền hình, radio, hay những chuyến ghé thăm của nhóm phóng viên chúng tôi, khi những bài nhạc được đánh lên, ông lại ngân nga hát theo. Những câu hát đã ghi dấu một đời người… và cũng là lời kể dịu dàng của cả một dân tộc đi qua chiến tranh, để bước vào mùa xuân hoà bình.
50 năm trôi qua, nhạc sĩ Phạm Tuyên - một người nhạc sĩ gạo cội vẫn lặng lẽ như thế, như chính âm nhạc của ông: không ồn ào, nhưng sống mãi trong lòng người.
Và có lẽ, mỗi lần ca khúc “Như có bác trong ngày đại thắng” vang lên trong tháng Tư lịch sử, trái tim người Việt lại nhớ về đêm không ngủ bên hiên nhà của nhạc sĩ Phạm Tuyên, nơi ông viết nên giai điệu khải hoàn, là tiếng lòng của cả dân tộc khi chiến thắng đã gần kề của 50 năm ngày ấy.

HCMC FOODEX 2025: Cơ hội để ngành lương thực, thực phẩm Việt mở rộng thị trường xuất khẩu
Triển lãm quốc tế ngành lương thực - thực phẩm TP. Hồ Chí Minh - HCMC FOODEX 2025, được diễn ra từ ngày 16 đến ngày 19/4/2025, quy tụ hơn 500 gian hàng đến từ 400 doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước, với nhiều thương hiệu hàng đầu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam.
Các doanh nghiệp mang đến hàng loạt sản phẩm trưng bày đa dạng như nông sản, thực phẩm chế biến sâu, gia vị, đồ uống, phụ gia thực phẩm, thiết bị và công nghệ sản xuất thực phẩm hiện đại.
Theo Ban tổ chức, HCMC FOODEX 2025 không chỉ là không gian trưng bày sản phẩm, mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối và tìm kiếm đối tác chiến lược trong chuỗi cung ứng ngành thực phẩm, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu.
Chia sẻ tại sự kiện, bà Trần Thị Diệu Thúy - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, HCMC FOODEX 2025 không chỉ là nơi quảng bá các sản phẩm chất lượng cao và thương hiệu uy tín mà còn mở ra cơ hội kết nối hợp tác kinh doanh, thu hút đầu tư hiệu quả và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đồng thời, triển lãm là một phần trong chiến lược lớn của Thành phố nhằm phát triển ngành chế biến lương thực thực phẩm thành lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, phục vụ tiêu dùng nội địa và hướng đến xuất khẩu.
Có mặt tại Triển lãm HCMC FOODEX 2025, Hợp tác xã Tam Nông Việt Nam đem đến sản phẩm “Tương ớt làng ta” với mong muốn tìm kiếm đối tác xuất khẩu sản phẩm đến nhiều thị trường hơn nữa.
Bà Nguyễn Thị Vân Anh - Chủ tịch HTX Tam Nông Việt Nam - cho biết, sản phẩm Tương ớt làng ta được canh tác, sản xuất áp dụng khoa học - công nghệ, đạt chuẩn sản phẩm Công nghệ xanh, VietGap, Ocop, Organic Jas - chứng nhận hữu cơ Nhật Bản, Halal..
Điều quan trọng nhất, đơn vị này hướng đến là liên kết với người dân địa phương bản địa trong từng sản phẩm và chú trọng việc liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nông dân, doanh nghiệp) ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số, xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững, vì môi trường và sức khoẻ cộng đồng thúc đẩy nông nghiệp vươn tầm quốc tế.
Ngược lại, trong những ngày đầu thành lập, Công ty CP Thực phẩm Sa Kỳ (Saky Food) đã hướng tới xuất khẩu các loại hải sản tại các tại vùng biển Việt Nam ra thị trường toàn cầu. Đến nay, sản phẩm của Saky Food đã có ở hầu hết các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, châu Âu, châu Á…
Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, nhận thấy tiềm năng thị trường trong nước, đơn vị này đã đầu tư chế biến nhiều sản phẩm phù hợp người tiêu dùng trong nước.

Giọng ca thắp sáng lịch sử: NSND Quang Thọ và ký ức 50 năm ngày giải phóng
Giữa nhịp sống hối hả của phố xá Hà Nội, có một ngôi nhà nằm yên bình trong một con ngõ nhỏ. Mỗi khi bước qua cánh cửa gỗ giản dị ấy, người ta có cảm giác như chạm vào một thế giới khác - nơi mà âm nhạc, ký ức và thời gian cùng ngân vang trong một điệp khúc dịu dàng. Ngôi nhà của NSND Quang Thọ - người nghệ sĩ đã dành cả đời để hát cho Tổ quốc, cho nhân dân - cho những tháng năm không thể nào quên.
Ở nơi góc phòng quen thuộc ấy - nơi từng nốt nhạc đã cất lên qua năm tháng - là cả một kho tàng ký ức. Từ những bản thu âm cổ, tấm huân chương lặng lẽ trên kệ, cho đến chiếc đàn ghi-ta có dòng chữ viết tay của người bạn đặc biệt của ông là NSND Trần Tiến đề tặng: “Thân tặng Thọ - bạn yêu của tôi”.
Tất cả đều như đang kể lại hành trình của một người nghệ sĩ đã sống, đã hát và đã yêu đất nước này bằng cả trái tim mình. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm tròn 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những kỷ niệm xưa cũ lại sống dậy, nghẹn ngào trong ông mỗi khi nhớ về những khoảnh khắc lịch sử ấy.
Có những buổi chiều chậm hơn bình thường…
NSND Quang Thọ lại ngồi bên chiếc đàn piano trong căn phòng nhỏ quen thuộc, lật giở từng bức ảnh trong cuốn album cũ kỹ, như thể đang tìm lại những khoảnh khắc đã trôi qua.
Ở đó, không chỉ là những khuôn mặt, những chuyến đi, những đêm diễn… mà còn là ký ức - là thời gian được ép lại bằng cả một đời sống tử tế và bền bỉ.
Những bức ảnh - như những “nhân chứng” của một đời nghệ sĩ đáng giá, ghi khắc lại biết bao nhiêu sự kiện quý giá trong cuộc đời ông.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Ông khi ấy là một nghệ sĩ trẻ, đang sống trong khu tập thể cùng đồng đội. Khi bản tin phát đi trên đài, đất nước vỡ oà trong khúc khải hoàn. Và ông cũng đã khóc, như hàng triệu con người hôm ấy.
Trong dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, người nghệ sĩ của nhân dân ấy thêm một lần muốn dành tặng khán giả Báo Công Thương một bài hát - không phải vì ca từ hùng tráng hay giai điệu mạnh mẽ - mà vì nó mang một lời hẹn dịu dàng mà sâu thẳm. Một lời hẹn nối liền hai miền - bằng tình yêu, sự thủy chung, và niềm tin không bao giờ tắt.
Chuyển động công thương

Đảng Bộ Bộ Công Thương năm 2024: Phát huy sức lãnh đạo, lập nhiều kỳ tích của kinh tế Việt Nam
Năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm bản lề quyết định đến việc hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cũng là năm nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức to lớn về địa kinh tế, địa chính trị; cũng là năm nước ta phải đối mặt với diễn biến thiên tai bất lợi, đặc biệt, siêu bão số 3 và cơn bão số 4 đã tàn phá, gây thiệt hại nặng nề.
![]() |
Đảng Bộ Bộ Công Thương năm 2024: Phát huy sức lãnh đạo, lập nhiều kỳ tích của kinh tế Việt Nam |
Là Đảng bộ lớn của bộ kinh tế đa ngành, Đảng bộ Bộ Công Thương có 53 tổ chức đảng trực thuộc, với 2.027 đảng viên, 20 đảng bộ cơ sở, 18 chi bộ cơ sở, 15 chi bộ trực thuộc trực tiếp, 24 tổ chức đảng thuộc khối doanh nghiệp trong năm qua đã dồn sức đồng lòng, cùng tập thể Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ phát huy sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo, hoàn thành xuất sắc hầu hết các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2024, trong đó lập nên nhiều kỷ lục đột phá.
Nổi bật là các cân đối lớn được đảm bảo, nhất là an ninh năng lượng và cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2024 có thể đạt và vượt 7%, thuộc nhóm ít quốc gia tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Doanh nghiệp khôi phục niềm tin vào triển vọng tăng trưởng kinh tế, đầu tư trong khu vực sản xuất công nghiệp tăng. Thành tích của Bộ Công Thương đạt được đã đóng góp quan trọng vào thành tích chung của đất nước khi các tổ chức quốc tế đánh giá cao và liên tục điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam theo hướng ngày càng tích cực hơn.

Ngành công nghiệp phải đột phá để đạt tăng trưởng năm 2025
Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 28/12/2024 gồm các thông tin về thị trường, hoạt động thương mại đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Ngành công nghiệp phải đột phá, quyết liệt để đạt tăng trưởng 12-13% năm 2025; xây dựng chiến lược dài hạn để khai thác tối đa tiềm năng của thị trường Á - Phi; quyết liệt hành động thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 2025.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Ngành công nghiệp phải đột phá, quyết liệt để đạt tăng trưởng 12-13% năm 2025
![]() |
Ngành công nghiệp phải đột phá, quyết liệt để đạt tăng trưởng 12-13% năm 2025 |
Để góp phần đạt được tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước năm 2025, dự kiến tăng trưởng 8% trở lên. Đặc biệt là phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP hai con số theo định hướng của Đảng, ngành công nghiệp phải đạt tăng trưởng 12-13%. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá đó là một thách thức lớn, đòi hỏi ngành thực sự phải đột phá trong tư duy và quyết liệt trong hành động.
Chiều 27/12, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Theo Cục Công nghiệp, năm 2024, đơn vị này đã chủ động thực hiện tốt công tác điều hành, tham mưu, tập trung rà soát, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2024 của Chính phủ và các chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển công nghiệp, góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu của ngành Công Thương trong năm 2024.
Những nỗ lực của Cục Công nghiệp và Bộ Công Thương đã góp phần quan trọng để sản xuất công nghiệp năm 2024 không chỉ phục hồi tích cực mà còn có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ so với cùng kỳ năm 2023.
Đáng chú ý, quy mô sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, trên diện rộng và liên tục được mở rộng trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, giữ vai trò động lực, dẫn dắt tăng trưởng chung của nền kinh tế. Dự kiến cả năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng trên 8%, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 7-8%).
Trong năm 2024, Cục Công nghiệp đã tiếp tục triển khai các nội dung: Hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm, cụ thể Cục Công nghiệp đã báo cáo Lãnh đạo Bộ lấy ý kiến Bộ, ngành và đăng tải thông tin về dự thảo mới nhất của Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm để trình Chính phủ cho ý kiến. Dự kiến sẽ đăng ký bổ sung vào Chương trình xây dựng luật năm 2025-2026 của Quốc hội.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá, công nghiệp là một trong các ngành sản xuất vật chất, đóng vai trò quan trọng và quyết định sự tăng trưởng của kinh tế đất nước. Chính vì vậy Lãnh đạo Bộ rất quan tâm đến lĩnh vực này. Trong năm vừa qua, ngành công nghiệp đạt được những thành tựu rất quan trọng và tăng trưởng ngoạn mục.
Năm 2025 là một năm có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ đây là năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, năm cuối của kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và cũng là nền tảng cho những năm tiếp theo.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nêu 5 giải pháp trong năm 2025, trong đó, quán triệt và triển khai thực hiện quyết liệt các quan điểm, chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, nhất là những định hướng để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, theo hướng ứng dụng mạnh khoa công nghệ đổi mới sáng tạo; phát triển nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trở lên.
Để góp phần đạt được tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước năm 2025, dự kiến tăng trưởng 8% trở lên. Đặc biệt là phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP hai con số theo định hướng của Đảng, ngành công nghiệp phải đạt tăng trưởng 12-13%. Đó là một thách thức lớn, đòi hỏi ngành thực sự phải đột phá trong tư duy và quyết liệt trong hành động.
Xây dựng chiến lược dài hạn để khai thác tối đa tiềm năng của thị trường Á - Phi
![]() |
Năm 2024, khu vực thị trường châu Á, châu Phi tiếp tục giữ vị trí chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam |
Năm 2024, khu vực thị trường châu Á, châu Phi tiếp tục giữ vị trí chiến lược với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều ước đạt 519,7 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2023. Đây là thị trường rất tiềm năng, còn nhiều dư địa để doanh nghiệp Việt Nam khai phá và phát triển.
Sáng 27/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng tham dự và chỉ đạo tại hội nghị.
Năm 2024, công tác phát triển thị trường của Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đứng trước nhiều khó khăn, thách thức khi kinh tế thế giới đã có sự phục hồi nhưng không đáng kể. Chưa kể, chiến tranh, xung đột chính trị xảy ra ở nhiều nơi tác động mạnh đến kinh tế thương mại của Việt Nam với các nước và ngược lại.
Thêm vào đó, năm 2024, Việt Nam đã bị khởi kiện 270 vụ việc phòng vệ thương mại, trong đó thị trường châu Á, châu Phi chiếm 146 vụ, hơn 54%...
Dù vậy, dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Công Thương, năm 2024 hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường châu Á - châu Phi vẫn tăng trưởng ấn tượng, đóng góp lớn vào kết quả xuất nhập khẩu của toàn ngành và của cả nước.
Năm 2024, khu vực thị trường châu Á, châu Phi tiếp tục giữ vị trí chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều ước đạt 519,7 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng 66,3% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đánh giá cao những nỗ lực, những kết quả đạt được của Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho rằng, những thành tích này đóng góp lớn vào kết quả chung của toàn ngành Công Thương và của cả nước.
Đây sẽ là nền tảng, là bản lề giúp ngành Công Thương tăng tốc, bứt phá để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Cũng theo Thứ trưởng, thị trường châu Á, châu Phi là thị trường rất tiềm năng, còn nhiều dư địa để doanh nghiệp Việt Nam khai phá và phát triển. Tuy nhiên, phát triển như thế nào, khai phá ra sao là một câu hỏi lớn, một bài toán khó đặt ra không chỉ cho Vụ Thị trường châu Á - châu Phi mà còn là bài toán chung của các đơn vị liên quan.
Liên quan đến công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ kết nối doanh nghiệp và địa phương, Thứ trưởng đề nghị Vụ Thị trường châu Á - châu Phi phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu cùng các đơn vị liên quan tổ chức các đoàn công tác, đoàn doanh nghiệp theo chuyên đề, theo ngành hàng thế mạnh để thu hút sự tham gia của Sở Công Thương các địa phương, từ đó nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, kết nối thị trường.
Giao nhiệm vụ cho Vụ Thị trường châu Á - châu Phi trong năm 2025, Thứ trưởng cũng chỉ đạo đơn vị cần tập trung vào công tác phòng vệ thương mại, chủ động hơn trong việc cập nhật cung cấp thông tin thị trường để báo cáo, tham mưu cho lãnh đạo Bộ có chính sách phản ứng kịp thời, vừa bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu.
Quyết liệt hành động thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 2025
![]() |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ghi nhận và đánh giá cao các thành tích mà Cục Xuất nhập khẩu đã làm trong suốt năm qua |
Trong bối cảnh nhiều yếu tố biến động khó lường ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vẫn thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực cao, đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Năm 2024, trong một bối cảnh kinh tế vĩ mô tích cực hơn so với năm 2023 cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của Chính phủ và các bbộ, ngành và những nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, xuất nhập khẩu năm 2024 đã hồi phục mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Theo số ước liên Bộ, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 783,4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2024. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 403,7 tỷ USD, tăng 13,8% và kim ngạch nhập khẩu ước đạt 379,6 tỷ USD, tăng 16,3%. Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp.
Trong thành tích ở trên, có sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng hành của Chính phủ, các bộ, ngành, trong đó có vai trò của Cục Xuất nhập khẩu. Theo đó, trong năm qua, Cục Xuất nhập khẩu đã xây dựng, trình Lãnh đạo Chính phủ ban hành 02 Nghị định và 09 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Đồng thời, đã tham mưu lãnh bộ xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến 2050. Bên cạnh đó, Cục Xuất nhập khẩu cũng phối hợp với các đơn vị trong công tác điều hành xuất khẩu gạo trước bối cảnh tình hình thương mại gạo thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp;…Trong năm 2025, Cục Xuất nhập khẩu đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Xuất nhập khẩu diễn ra chiều 26/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ghi nhận và đánh giá cao các thành tích mà Cục Xuất nhập khẩu đã làm trong suốt năm qua đồng thời đề gợi mở những nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2025 với đơn vị.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã đưa ra những nhận định, đóng góp những ý kiến đối với các mục tiêu, chương trình cũng như gợi mở thêm những giải pháp để Cục Xuất nhập khẩu có thể hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong năm 2025.

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp toàn diện trong thành công chung của cả nước
Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 25/12/2024 gồm các thông tin về thị trường, hoạt động thương mại đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:
Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp toàn diện trong thành công chung của cả nước; Bộ Công Thương triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Xây dựng chiến lược, nắm bắt thông tin để thúc đẩy xuất khẩu sang Mexico.
Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp toàn diện trong thành công chung của cả nước
![]() |
“Năm 2024, nước ta đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội đề ra. Tăng trưởng GDP năm 2024 ước đạt khoảng 7%, thuộc nhóm ít quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Trong thành công chung, có sự đóng góp hết sức quan trọng, toàn diện của ngành Công Thương”.
Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
Chiều ngày 23/12, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá, ghi nhận và chúc mừng Lãnh đạo Bộ Công Thương, nguyên Lãnh đạo Bộ Công Thương, cùng toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương trước các thành tích đạt được trong năm 2024.
Phó Thủ tướng đánh giá cao báo cáo tổng kết phong phú, đa dạng, xúc tích và toàn diện, chi tiết những kết quả đạt được năm 2024 của toàn ngành Công Thương. Đồng thời, Phó Thủ tướng đồng tình với các ý kiến đề xuất, đề nghị của các đại diện, đơn vị trong ngành và địa phương. Theo đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương tiếp thu, hiện thực hoá trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2025.
Tiếp thu những phát biểu, chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, người đứng đầu ngành Công Thương - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cảm ơn những chỉ đạo sâu sắc của Phó Thủ tướng và cho biết, ngành Công Thương sẽ nỗ lực cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ, nhân dân giao phó.
Trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động với các vấn đề như chiến tranh thương mại, căng thẳng địa chính trị và thảm họa thiên tai liên tiếp đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ và sự nỗ lực của ngành, Việt Nam đã vững vàng vượt qua thử thách.
Cùng với cả nước, ngành Công Thương cũng đã nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt công tác, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn những tồn tại, hạn chế yếu kém và vấn đề đặt ra cho Ngành cần phải tập trung giải quyết. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên có cả khách quan và chủ quan.
Để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao; Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ đề nghị các đơn vị trong toàn Ngành quán triệt, tiếp thu và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị này; đồng thời, tập trung thực hiện tốt nhiều nội dung, giải pháp.
Nhìn về phía trước, dù còn nhiều khó khăn, ngành Công Thương vẫn có những cơ hội lớn để phát triển. Với quyết tâm đổi mới, sáng tạo và nỗ lực không ngừng nghỉ, ngành Công Thương sẽ tiếp tục là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, góp phần tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong những năm tới.
Bộ Công Thương triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
![]() |
Ngành Công Thương chiếm tỷ trọng rất lớn của nền kinh tế, do đó nếu làm tốt nhiệm vụ tiết kiệm, chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực khơi thông cho phát triển kinh tế đất nước. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã nghiêm túc triển khai thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đã đạt được kết quả bước đầu. Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ này nhằm góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Sáng 23/12 tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển. Phát biểu khai mạc diễn đàn. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, là một bộ kinh tế đa ngành, Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo và các công chức viên chức của Bộ Công Thương không chỉ bám sát và tuân thủ những chỉ đạo của Trung ương về phát triển kinh tế ngành mà còn nhận thức sâu sắc về quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tiết kiệm, phòng chống lãng phí. Coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và có ý nghĩa hết sức quan trọng của ngành để nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, góp phần tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Hàng năm, Bộ Công Thương đều ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bộ Công Thương cũng đã tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng, chống lãnh phí, thực hành tiết kiệm.
Năm 2024, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp kịp thời, hiệu quả của các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và các địa phương, ngành Công Thương đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ được giao và đã đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt công tác, đóng góp quan trọng vào những thành tựu chung của cả nước, góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực cho sự phát triển.
Mặc dù đã đạt kết quả bước đầu song Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tại Diễn đàn, đại diện các Bộ, Ban ngành trung ương và địa phương, các chuyên gia, các hiệp hội và các doanh nghiệp sẽ tập trung phân tích, làm rõ thực trạng, thảo luận những khó khăn, vướng mắc; chia sẻ kinh nghiệm về lý luận cũng như thực tiễn; đề xuất các giải pháp thiết thực đẩy mạnh phòng chống lãng phí, tháo gỡ các điểm nghẽn cơ chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực, tạo sự phát triển đột phá của ngành Công Thương trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Thông qua diễn đàn đã góp phần quán triệt và lan tỏa những chỉ đạo, thông điệp mạnh mẽ và đổi mới của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí; đồng thời giúp Bộ Công Thương nói riêng và các Bộ ngành, địa phương nói chung tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống lãng phí, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.
Xây dựng chiến lược, nắm bắt thông tin để thúc đẩy xuất khẩu sang Mexico
![]() |
Mexico hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mexico tại khu vực Đông Nam Á. |
Mexico hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mexico tại khu vực Đông Nam Á.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang rất quan tâm tới việc tăng cường trao đổi thương mại với thị trường Mexico giàu tiềm năng. Đây là thị trường dễ tính với dân số đông, sức tiêu thụ mạnh. Mặt khác, thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại Mexico mới chỉ đạt con số khiêm tốn khoảng 1,3% nên vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
Những năm qua, quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Mexico không ngừng được mở rộng, phát triển; đặc biệt kể từ khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết và đi vào hiệu lực kể từ đầu năm 2019.
Là nền kinh tế phát triển năng động, Mexico đang dần trở thành khu vực thị trường hấp dẫn đối với cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Song song đó, Việt Nam cũng trở thành một thị trường mới nổi được các doanh nghiệp Mexico ngày càng quan tâm. Hiện nay, Mexico là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mexico tại khu vực châu Á.
Với lợi thế đều là thành viên CPTPP, Mexico đã cam kết xóa bỏ 77% số dòng thuế ngay, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Nhờ đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, cà phê, cao su, điện thoại và linh kiện, phụ tùng ô tô vào Mexico thời gian gần đây đạt mức tăng trưởng khá cao từ 27-65%.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mexico đạt hơn 10 tỷ USD. Theo số liệu của Hải quan Mexico, 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mexico đạt mức 10 tỷ USD (tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái).
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang rất quan tâm tới việc tăng cường trao đổi thương mại với thị trường Mexico giàu tiềm năng. Đây là thị trường dễ tính với dân số đông, sức tiêu thụ mạnh. Mặt khác, thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại Mexico mới chỉ đạt con số khiêm tốn khoảng 1,3% nên vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
Cơ hội, tiềm năng là vậy, song để tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP mang lại, điều tiên quyết là tiếp cận thị trường doanh nghiệp cần tìm hiểu thị trường để đánh giá nhu cầu đối với sản phẩm, xác định lợi thế cạnh tranh, nắm vững những ưu đãi mà sản phẩm Việt Nam được hưởng tại thị trường xuất khẩu.
Ngoài điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi, bản thân doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa chủ động nghiên cứu, tìm kiếm thông tin thị trường, kể cả những thông tin cơ bản nhất. Hơn nữa, một số doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm tốt nhưng không có phương pháp tiếp cận thị trường. Cùng đó, hạn chế trong việc tìm kiếm và phân tích thông tin một cách có hệ thống từ các nguồn nước ngoài cũng như không nắm bắt về các tiêu chuẩn thị trường khiến doanh nghiệp để lỡ cơ hội có thể kết nối được đối tác mua hàng tiềm năng.
Bên cạnh đó, Mexico kết nối giữa Đại Tây Dương và châu Á-Thái Bình Dương, có bờ biển dài nên rất thuận lợi cho giao thương và vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Để đạt được hiệu quả kinh tế trong giao thương hàng hoá, các doanh nghiệp cần tối ưu hóa chi phí logistics bằng cách sử dụng chuỗi dịch vụ logistics tích hợp: khai báo hải quan, vận chuyển nội địa, vận chuyển quốc tế, kho bãi...
Đồng thời, tối ưu vận tải, sử dụng container nhập hàng để đóng hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp giảm 50% chi phí vận chuyển nội địa; sử dụng container nhập hàng để đóng hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian nâng cao năng lực sản xuất.
Thực tế cho thấy, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực đạt được nhiều kết quả rất tích cực và ngoài điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi, nhiều doanh nghiệp cũng đã hết sức nỗ lực.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được trình độ và hiệu quả cao khi xuất khẩu sang thị trường này, bởi một số đơn vị không nắm được khách hàng, kể cả những thông tin cơ bản nhất thậm chí có thể tự tìm kiếm được.
Mặt khác, một số doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm tốt nhưng không quen phương pháp tiếp cận thị trường và phương pháp tìm kiếm thông tin trên thị trường ấy.
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp Việt cần có chiến lược xúc tiến thương mại bài bản, tận dụng công nghệ để tối ưu chu trình sản xuất, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm và xây dựng liên kết thị trường. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ lưỡng về thị hiếu và xu hướng tiêu dùng tại thị trường Mexico để nâng cao giá trị thương hiệu và mở rộng thị phần hàng Việt.
Ô tô - Xe máy

Doanh số bán ô tô tại Việt Nam tháng 3 tăng trưởng gần 50%
Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng doanh số bán hàng của các thành viên VAMA tháng 3/2025 đạt 31.750 xe, tăng 47% so với tháng trước và tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xe du lịch dẫn đầu đà tăng với 22.339 xe, nhảy vọt 53%, trong khi xe thương mại đạt 9.231 xe (tăng 36%). Riêng dòng xe chuyên dụng lại sụt giảm 36%, chỉ còn 180 xe bán ra.
Lần đầu tiên sau nhiều năm, ô tô nhập khẩu vượt doanh số xe lắp ráp trong nước với 16.863 xe, tăng 60%, trong khi xe lắp ráp trong nước đạt 14.887 xe, tăng 35%.
Trong quý I/2025, VAMA ghi nhận doanh số cộng dồn đạt 72.249 xe, tăng 24% so với cùng kỳ.
Trước đó, theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 3, ước tính đã có tổng cộng 58.075 xe ô tô mới bao gồm cả xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu được bổ sung cho thị trường ô tô Việt Nam.
Trong đó, sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tháng 3 ước đạt 36.700 xe, tăng tới 63,6% so với tháng 3/2024. Trong cả quý 1, các nhà sản xuất ô tô trong nước xuất xưởng ước đạt tổng cộng 106.400 xe, tăng tới 81,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Cùng nhịp tăng trưởng với xe sản xuất trong nước, trong cả quý 1/2025, ước tính đã có 46.207 xe ô tô được nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam tăng 43,5% so với cùng kỳ năm 2024 với giá trị ước đạt 983 triệu USD.

Ô tô điện chạy pin tiếp tục được miễn lệ phí trước bạ đến 28/2/2027
Chính phủ vừa ban hành nghị định số 51/2025 ngày 1/3/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 10/2022 ngày 15/1/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ.
Nghị định mới ban hành sửa đổi điểm c khoản 5 điều 8 nghị định số 10/2022 quy định về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô điện chạy pin.
Theo quy định mới, đối với ô tô điện chạy pin kể từ ngày 1/3/2025 đến hết ngày 28/2/2027 tiếp tục nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 0%.
Theo Bộ Tài chính, nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khí thải phương tiện giao thông; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất, tận dụng thời cơ cung ứng và kích thích người tiêu dùng sử dụng ô tô điện chạy pin, Chính phủ đã ban hành nghị định số 10/2022.
Điểm c khoản 5 điều 8 nghị định số 10/2022 quy định ưu đãi lệ phí trước bạ đối với ô tô điện chạy pin trong 3 năm (đến hết ngày 1/3/2025), nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 0%; trong vòng 2 năm tiếp theo, nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 50% mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng chỗ ngồi.
Quá trình triển khai thực hiện chính sách mức thu lệ phí trước bạ 0% đối với xe ô tô điện chạy pin thời gian qua về cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra khi ban hành, có tác động đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất và phân phối ô tô điện chạy pin, đối với môi trường không khí và tác động đối với thu ngân sách nhà nước.

Ô tô tiêu thụ trên toàn thị trường tháng 1/2025 đạt gần 19 nghìn xe
Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, tổng lượng ô tô tiêu thụ trên toàn thị trường tháng 1/2025 đạt 18.893 xe bán ra, giảm 40% so với tháng 12/2024.
Con số thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam cũng cho thấy, trong tháng 1/2025, phân khúc xe du lịch vẫn là trụ đỡ của thị trường ô tô khi đạt sản lượng bán hàng 14.201 xe. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 giảm đến 42%. Tiếp đến, lượng xe thương mại tiêu thụ tháng đầu năm đạt 4.354 xe, trong khi đó, phân khúc xe chuyên dụng giảm 40%, đạt 338 xe.
Doanh số bán của xe lắp ráp trong nước đạt 9.120 xe, giảm 29% so với tháng trước. Cùng kỳ, mức giảm với xe nhập khẩu nguyên chiếc là 48%, đạt 9.773 xe.
Trong cơ cấu sản phẩm của các thành viên VAMA, đa số các mẫu xe bán chạy nhất thị trường là xe nhập khẩu như: Mitsubishi Xpander, Mitsubishi Xforce, Toyota Yaris Cross…
Để thúc đẩy tiêu dùng, hiện đa số các hãng xe đều đang áp dụng các chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ cho khách hàng, bên cạnh những quà tặng khuyến mại có giá trị lớn. Trong đó, nhiều mẫu xe giảm giá đến hàng trăm triệu đồng. Giới kinh doanh kỳ vọng, sức tiêu thụ ô tô sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng tiếp theo của năm 2025.

Thông tin mới về thuế suất ưu đãi sản xuất lắp ráp ô tô
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 26/2023/NĐ-CP về thuế suất ưu đãi sản xuất lắp ráp ô tô đến năm 2027
Theo đó, tại Điều 1 Nghị định 21/2025/NĐ-CP sửa đổi tên Điều 9 và khoản 1 Điều 9 Nghị định 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Nghị định vừa ban hành sửa đổi quy định thuế suất nhập khẩu ưu đãi cho nguyên liệu, vật tư, linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô trong chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến hết năm 2027.
Nguyên liệu, vật tư, linh kiện chưa sản xuất trong nước, dùng để sản xuất, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô, sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đến hết ngày 31/12/2027, trước đây quy định đến hết năm 2024 (theo Nghị định cũ).
Người khai hải quan thực hiện kê khai, tính thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu theo mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường , ưu đãi hoặc ưu đãi đặc biệt theo quy định, chưa áp dụng mức thuế suất 0%.
Nghị định 21/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (ngày 10/02/2025).
Trước đó, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đề xuất kéo dài thời gian áp dụng đến hết năm 2027, tạo điều kiện thuận lợi để ngành tiếp tục phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô trong nước.
Xã hội

Hàng ngàn người dân đội mưa xem sơ duyệt diễu binh, diễu hành
Tối ngày 25/4, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước nhằm chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tới đây.
Buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành bắt đầu từ 20 giờ tại đường Lê Duẫn - trước Hội trường Thống Nhất (Quận 1), song hàng nghìn người đã có mặt từ rất sớm để chọn vị trí đẹp. Cuối giờ chiều, nhiều tuyến đường có lực lượng diễu binh, diễu hành đi qua như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Huệ, Nguyễn Đình Chiểu, Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng…đã đặc ken người…
Đến khoảng 18 giờ 30 phút, trung tâm quận 1 bất ngờ đổ mưa mưa nặng hạt, nhưng không ngăn được được dòng người đổ về một đông. Một số người xem thời tiết đã chuẩn bị ô dù, áo mưa từ trước để không bị lỡ hẹn với không khí sơ duyệt buổi hợp luyện diễu binh, diễu hành…
Đến 21 giờ, buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước bắt đầu. 38 khối lược lượng vũ trang (gồm: 25 khối Quân đội, dân quân và 13 khối Công an) và 12 đại diện cho tổ chức chính trị - xã hội cùng khối lực lượng vũ trang của 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia lần lượt đi khán đài chính và các con đường tại trung tâm để về chỗ tập kết theo kế hoạch.
Buổi sơ diễu binh, diễu hành đã tạo nên không khí trang nghiêm và hào hùng tái hiện lại khí thế thần tốc của dân tộc trong chiến dịch mùa xuân 1975.

Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 - 1/5
Nhằm bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 50/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên cả nước.
Công điện nêu rõ, trong bối cảnh đất nước đang thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng như cải cách bộ máy, xây dựng chính quyền địa phương hai cấp. Cùng với đó, nhu cầu đi lại, du lịch tăng cao dịp lễ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, cháy nổ, tai nạn, tội phạm. Thủ tướng yêu cầu lực lượng chức năng chủ động nắm tình hình, đảm bảo an toàn tại các khu vực trọng điểm, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trên không gian mạng, phòng ngừa và đấu tranh hiệu quả với tội phạm công nghệ cao, ma túy, cờ bạc.
Bộ Quốc phòng được giao giám sát chặt các tuyến biên giới, không để xảy ra tình trạng xuất nhập cảnh trái phép. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tuyên truyền kiến thức pháp luật, kỹ năng phòng cháy chữa cháy, cũng như ngăn chặn thông tin xấu độc.
UBND các tỉnh, thành phố chủ động phương án ứng phó, không để xảy ra phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn.

Nông thôn mới ở Quảng Bình: Thêm hai 'điểm sáng' trên bản đồ phát triển
Sau nhiều năm bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng thành phố Đồng Hới và thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình đã vững vàng về đích. Hai địa phương này cũng là những địa phương đầu tiên của tỉnh Quảng Bình vinh dự được đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận về đích nông thôn mới trong tháng 4 này.
Tại xã Quảng Tân, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, theo thống kê từ năm 2010 đến nay, thu nhập bình quân chỉ đạt khoảng 20,5 triệu đồng một người một năm. Đến nay, khi mở rộng mô hình sản xuất nón lá và đa dạng ngành nghề, thu nhập người dân đã tăng khoảng 54 triệu đồng một người một năm. Đây là điểm then chốt cùng với việc nâng cao cơ sở hạ tầng giúp xã Quảng Tân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Chị Phạm Thị Hiền - xã Quảng Tân, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình: Nón lá của ông cha để lại lâu đời rồi, sau này may bằng công nghệ mới do đó ổn định, thu nhập từ 200 - 300 ngàn.
![]() |
Thành phố Đồng Hới (Ảnh: Nguyễn Chiến) |
Ông Phan Thanh Tâm - Chủ tịch UBND xã Quảng Tân, thị xã Ba Đồn - cho biết: "Xã Quảng Tân, thị xã Ba Đồn được lãnh đạo giao nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao vào năm 2024. Chúng tôi xác định xây dựng nông thôn mới nâng cao thì chủ thể là của người dân. Do đó, chúng tôi chú trọng vào việc tạo điều kiện thu nhập đầu người cho người dân, theo tiêu chí thì đã đành nhưng chúng tôi chú trọng rất mạnh việc thu nhập bình quân đầu người cho người dân bằng cách mở mang ngành nghề, đa ngành, đa nghề trên địa bàn".
Song song với việc hình thành các vùng, mô hình sản xuất làng nghề quy mô lớn. Thị xã Ba Đồn hướng tới tái cơ cấu nông nghiệp và tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ năm 2010 đến nay từ 10,61% xuống còn 1,51%. Đến nay, thị xã Ba Đồn có 10/10 xã đạt chuẩn NTM, 2/10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 6/6 phường được công nhận chuẩn đô thị văn minh.
Bà Trần Thị Chuyên – xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình: "Từ khi triển khai từ cấp uỷ, chính quyền địa phương về thôn, xóm thì chi uỷ cũng như bà con rất có sự đồng thuận, mà đặc biệt sau cái sự việc đón nhận khu dân cư kiểu mẫu thì bà con rất quan tâm tham gia xây dựng đường làng, ngõ xóm".
Ông Đinh Thiếu Sơn - Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình: "Ban đầu thực hiện chương trình mục tiêu, thị xã còn gặp nhiều khó khăn và đến nay thì diện mạo về kinh tế, đô thị đã khang trang hơn, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên, cụ thể qua các chỉ tiêu là tăng trưởng về thu ngân sách, từ 60 tỷ nay lên 380 tỷ, tăng lên 6 lần".
Sau 20 năm từ thị xã lên thành phố, Đồng Hới đã có những bước phát triển vượt bậc và về đích nông thôn mới trong tháng 4 năm nay, hiện địa phương này có 100% phường được công nhận phường đạt chuẩn văn minh đô thị và 100% xã đã nông thôn mới theo tiêu chuẩn mới. Đây là kết quả của chuyển dịch nhanh sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả với 23 sản phẩm OCOP có thuơng hiệu nổi tiếng trên thị trường gắn liền với phát triển du lịch.

Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026
Tiếp tục phiên họp thứ 44, ngày 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT), từ mức 10% xuống còn 8%, áp dụng cho hầu hết hàng hóa, dịch vụ trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.
Bộ Tài chính cho biết, chính sách này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời kích thích tiêu dùng nội địa – một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy chính sách này làm giảm ngân sách nhà nước khoảng 121.700 tỷ đồng, nhưng sẽ giúp hạ giá thành hàng hóa, dịch vụ, tạo thêm công ăn việc làm, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, một số lĩnh vực không được áp dụng giảm thuế như: viễn thông, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, kim loại, khai khoáng (trừ than), hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ xăng)...
Chính phủ sẽ hướng dẫn cụ thể và triển khai minh bạch, hiệu quả để chính sách này thật sự đi vào cuộc sống, giúp nền kinh tế phục hồi nhanh và phát triển bền vững từ nay đến hết năm 2026.
Đó đây

Công viên ánh sáng Delight Park - điểm đến không thể bỏ qua ở Đà Lạt
Tối 25/4, Công viên Ánh sáng & Nghệ thuật Delight Park Đà Lạt chính thức đi vào vận hành các hạng mục chính. Delight Park Đà Lạt được kiến tạo với tầm nhìn trở thành biểu tượng văn hoá và nghệ thuật của Đà Lạt, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Công viên không chỉ là nơi vui chơi, giải trí mà còn là không gian để du khách đắm chìm trong nghệ thuật ánh sáng, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Vườn Phượng Hoàng lộng lẫy và khám phá những câu chuyện sử thi được tái hiện đầy sáng tạo.
Ngay sau lễ khai trương, khách mời đã có cơ hội đầu tiên khám phá không gian kỳ ảo của Delight Park thông qua chuyến tham quan đặc biệt Tour đêm "Bồng Lai Tiên Cảnh Ngàn Sao". Sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên đặc trưng của Đà Lạt và công nghệ ánh sáng hiện đại tạo nên một không gian huyền diệu, kích thích mọi giác quan và mang đến những trải nghiệm thị giác mãn nhãn.
Bên cạnh đó, du khách còn được giới thiệu các hạng mục giải trí hấp dẫn dự kiến sẽ sớm đi vào hoạt động trong mùa Hè 2025 như Show sử thi Âu Lạc kết hợp nhạc nước tại Hồ Sương Mai, Đường đua Go Kart trong rừng thông, trải nghiệm ngắm nhìn Đà Lạt từ trên cao bằng Khinh khí cầu.
Phát biểu tại buổi Lễ, ông Vũ Ngọc Giao – Tổng Giám đốc điều hành chia sẻ: "Sự kiện khai trương Công viên Ánh sáng & Nghệ thuật Delight Park Đà Lạt ngày hôm nay là thành quả của sự nỗ lực không ngừng và tâm huyết lớn lao mà chúng tôi dành cho thành phố ngàn hoa. Với mong muốn kiến tạo một điểm đến độc đáo, mang tầm vóc quốc tế và tiên phong tại Việt Nam, chúng tôi tin rằng Delight Park sẽ không chỉ làm phong phú thêm bản đồ du lịch Đà Lạt mà còn đóng góp thiết thực vào việc tạo ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao an sinh xã hội và thúc đẩy sự phát triển bền vững của địa phương cũng như ngành du lịch Việt Nam".
Với sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, công nghệ ánh sáng đỉnh cao và nghệ thuật kể chuyện độc đáo, Công viên Ánh sáng & Nghệ thuật Delight Park Đà Lạt được kỳ vọng sẽ trở thành một biểu tượng mới của Đà Lạt, mang đến những kỷ niệm khó quên và truyền cảm hứng cho mọi du khách.

Độc lạ lễ hội Then Kin Pang - càng té nước, càng may mắn
Lễ hội Then Kin Pang - một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái trắng tại Lai Châu đã được tổ chức mới đây với nhiều nghi thức, trò chơi dân gian hấp dẫn... Người dân tin rằng, khi đi Lễ hội Then Kin Pang, càng được té nước nhiều nước thì càng gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.
Người Thái trắng ở vùng đất Khổng Lào và Mường So, huyện Phong Thổ cho rằng, đi lễ hội Then Kin Pang mà không được đắm mình trong dòng suối mát Nậm Lùm, người không ướt thì coi như chưa từng được đi. Bà con quan niệm, mỗi giọt nước sẽ giúp gột rửa xui xẻo, mang lại những điều may mắn nhất trong năm, từ đó du khách sẽ cầu được may mắn, bình an cho bản thân và gia đình.
Không chỉ độc đáo ở phần hội té nước, Lễ hội Then Kin Pang còn với nhiều phần Lễ độc đáo gồm: Cúng Then khai hội và thiêng hóa; dâng hương - tẩy trần giải trừ vận hạn; dâng hương ước nguyện - thỉnh then, chúc phúc cầu may; cúng Then cầu phúc và tạ ơn….
![]() |
Độc lạ lễ hội Then Kin Pang - Càng té nước càng may mắn. Ảnh: Thái Mạnh. |
Nghi thức té nước là một trong những hoạt động quan trọng, được coi là điểm nhấn trong Lễ hội Then Kin Pang tỉnh Lai Châu. Năm 2025 là năm đầu tiên tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ hội Then Kin Pang theo quy mô cấp tỉnh. Lễ hội là một hình thức tín ngưỡng dân gian truyền thống của dân tộc Thái thể hiện lòng biết ơn đối với trời đất, các vị thần linh, từ đó bày tỏ ước vọng về chỗ dựa tinh thần, tạo dựng niềm tin để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, mong muốn bản làng no ấm, khỏe mạnh, mùa màng bội thu...
Việc Lễ hội được nâng cấp tổ chức lên quy mô cấp tỉnh nhằm bảo tồn, và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Thái theo tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.

Chiêm ngưỡng cây vải tổ gần 200 tuổi duy nhất tại Việt Nam
Hưng Yên - mảnh đất phù sa màu mỡ không chỉ được mệnh danh là "đất nhãn, xứ nhãn" mà nơi đây còn có loại quả nổi tiếng của nông nghiệp Hưng Yên, đó là vải trứng Phù Cừ. Đặc biệt, nguồn gốc của loại vải trứng này đều được sinh ra từ cây vải thủy tổ với tuổi đời gần 2 thế kỷ.
Cây “vải tổ” tọa lạc tại thôn Ba Đông, xã Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ, có tuổi thọ gần 200 năm. Đây là giống vải trứng, tên gọi độc đáo của giống vải khi chín có quả to gần bằng quả trứng gà, căng mọng và ngọt đượm.
Năm 2020, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 1689/QĐ-UBND công nhận cây Vải trứng Hưng Yên được trồng, chăm sóc và lưu giữ tại hộ ông Nguyễn Văn Vì ở thôn Ba Đông, xã Phan Sào Nam (Phù Cừ) là cây vải tổ của giống vải trứng.
![]() |
Độc lạ có một không hai cây 'vải tổ' gần 200 tuổi duy nhất tại Việt Nam. Ảnh: Thái Mạnh. |
Người dân xã Phan Sào Nam đã hình thành Hợp tác xã nông nghiệp Quyết Tiến nhằm bảo tồn và phát triển cây vải quý này. Người dân nhân giống bằng cách triết cành trực tiếp từ cây vải tổ nên vẫn giữ được hương vị và đặc trưng của cây vải tổ, nhiều gốc vải vài chục năm tuổi.
Nhờ chất lượng vượt trội, cây vải tổ khi nhân giống rộng rãi đã cho năng suất tốt và ổn định, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn tỉnh Hưng Yên. Cây vải tổ không chỉ là điểm du lịch hút khách gần xa đến tham quan, chụp ảnh mà còn là địa điểm được các thương lái hay các hộ kinh doanh thường xuyên lui tới để tìm hiểu giống vải quý.
Thể thao

Hàng ngàn 'chân chạy' chinh phục cung đường đẹp như mơ của phố núi Pleiku
Sáng 23/3, gần 3.500 vận động viên đã hội tụ về Khu đô thị suối Hội Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) để tham gia Giải việt dã Kpă Klơng lần thứ 45 năm 2025. Các chân chạy đều hào hứng khi được chinh phục cung đường đẹp song cũng đầy thử thách của mảnh đất phố núi Pleiku.
Giải việt dã Kpă Klơng lần thứ 45 năm 2025 do UBND TP. Pleiku phối hợp với Thành đoàn Pleiku phối hợp tổ chức. Giải năm nay có sự tham gia của gần 3.500 vận động viên, trong đó có hơn 70 vận động viên ngoài tỉnh và 2 vận động viên người nước ngoài.
Các vận động viên đã tham gia tranh tài ở 4 cự ly, gồm: 2,5 km Kids dành cho các em từ 6 đến 11 tuổi và các cự ly 5 km, 10 km, 21 km. Các cự ly tranh tài được diễn ra trên các tuyến đường tại bờ kè suối Hội Phú, tuyến đường Nguyễn Viết Xuân, Hùng Vương, Trường Chinh, Trường Sa, Hoàng Sa… và đường nội bộ Công viên Diên Hồng. Sự hứng khởi hiện rõ trên từng khuôn mặt của các vận động viên tham gia thi đấu với tinh thần sẵn sàng vào cuộc thi đấu hết mình, tạo nên một bầu không khí thể thao sôi nổi, lành mạnh.
Ông Đoàn Hữu Dũng - Chủ tịch UBND TP. Pleiku cho biết: “Qua các năm, giải đấu ngày càng diễn ra với quy mô lớn hơn và những cung đường hấp dẫn hơn. Sự kiện này không chỉ là cơ hội để thúc đẩy phong trào thể dục thể thao mà còn góp phần vào kích cầu du lịch của địa phương, xây dựng Pleiku trở thành đô thị thông minh, cao nguyên xanh vì sức khỏe”.
Kết thúc giải đấu, Ban tổ chức đã trao lần lượt các thứ hạng Nhất - Nhì - Ba ở các nội dung cho những vận động viên có kết quả xuất sắc. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, Giải việt dã Kpă Klơng lần thứ 45 năm 2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp, để lại ấn tượng với các vận động viên, du khách cũng như nhân dân trên địa bàn.
Trong khuôn khổ giải chạy, Ban tổ chức cũng đã trao 40 triệu đồng cho Quỹ Áo ấm cho em nhằm giúp đỡ những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Hơn 7.000 vận động viên tranh tài tại Cuộc thi Marathon Quốc tế Đà Nẵng 2025
Sáng 23/3, tại Công viên Biển Đông, TP. Đà Nẵng, hàng nghìn vận động viên đã tham gia tranh tài sôi nổi tại Cuộc thi Marathon Quốc tế Đà Nẵng 2025. Sự kiện quy tụ đông đảo vận động viên trong nước và quốc tế, tạo nên bầu không khí thể thao sôi động bên bờ biển miền Trung.
Ngay từ 3 giờ sáng, các vận động viên cự ly 42km đã chính thức xuất phát, tiếp theo là cự ly 21km lúc 3h30 và cự ly 5km lúc 6h00. Với cung đường chạy ven biển được đánh giá là một trong những đường chạy marathon đẹp nhất châu Á, Cuộc thi Marathon Quốc tế Đà Nẵng 2025 không chỉ mang đến trải nghiệm thể thao hấp dẫn, mà còn góp phần quảng bá hình ảnh một Đà Nẵng năng động, thân thiện và giàu tiềm năng du lịch đến bạn bè quốc tế.
Năm nay, giải ghi nhận kỷ lục với hơn 7.000 vận động viên tham dự, trong đó có gần 3.000 vận động viên quốc tế đến từ 72 quốc gia và vùng lãnh thổ – tăng gần 45% so với năm 2024. Đây là giải marathon có số lượng vận động viên quốc tế đông nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Phát biểu tại lễ trao giải, ông Nguyễn Trọng Thao – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng – nhấn mạnh: Marathon Quốc tế Đà Nẵng không chỉ là sân chơi thể thao chuyên nghiệp mà còn góp phần quảng bá hình ảnh thành phố, thu hút du khách và khẳng định vị thế Đà Nẵng trên bản đồ thể thao khu vực và thế giới.
Lễ trao giải diễn ra lúc 9h trong không khí trang nghiêm và hứng khởi, đánh dấu cái kết trọn vẹn cho một mùa giải đầy ấn tượng, đồng thời tô đậm dấu ấn của Marathon Quốc tế Đà Nẵng trên bản đồ thể thao khu vực và toàn cầu.

Nhà vô địch quốc gia đấu vật HCV Đông Nam Á trong giải hội làng
Vận động viên Ngô Thế Sao, từng giành huy chương vàng môn Vật ở hạng cân 70 kg tại Seagame 32 tại Campuchia, cũng là đương kim vô địch, huy chương vàng giải Vật tự do quốc gia năm 2024. Đối thủ của Thế Sao là Trịnh Văn Long của Thanh Hóa, với tấm huy chương vàng giải vật tự do Đông Nam Á và Châu Đại Dương tại Thái Lan vào tháng 9/2024, đồng thời cũng giành huy chương vàng tại giải vô địch các câu lạc bộ vật toàn quốc hồi tháng 3 năm ngoái. Đây là một kèo vật được đánh giá là một chín một mười, khi cả hai đều có tên tuổi trong làng vật Việt Nam và khu vực. Trận đấu là lèo thứ hai, tranh giải nhì của giải vật làng Khu Ba, xã Đồng Trúc, huyện Mê Linh, Hà Nội. Trước trận đấu này cả hai đều đã bại trận trước kiện tướng Cấn Tất Dự, với 5 lần giành HCV Seagames.
![]() |
Nhà vô địch quốc gia đấu vật cùng HCV Đông Nam Á trong giải hội làng ở Hà Nội |
Sự có mặt của các ngôi sao thu hút đông đảo nhiều người dân tới theo dõi và cổ vũ. Giải đấu tuy chỉ mang tính chất lễ hội đầu xuân với quy mô địa phương, nhưng thu hút nhiều vận động viên nổi tiếng về tham gia, cùng sự quan tâm nồng nhiệt của khán giả, người dân cũng như trên các phương tiện truyền thông, là dấu hiệu tốt, góp phần gìn giữ nét đẹp dân tộc và khiến các trận đấu hấp dẫn, kịch tính hơn.
Quốc tế

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/4: Lính Ukraine tử nạn ở nhiều mặt trận
Lính Ukraine tình nguyện đầu hàng ở Dnepr
Cập nhật tình hình chiến sự Nga - Ukraine, theo báo Argumenty i Fakty của Nga, các chiến binh Nga thuộc nhóm lực lượng Dnepr hiện đang triển khai nhiều hình thức tuyên truyền nhằm kêu gọi binh sĩ Ukraine đầu hàng. Nhóm này đã phát tán các hướng dẫn liên quan thông qua một hệ thống phản hồi, cho phép binh lính Ukraine bày tỏ mong muốn đầu hàng.
Tuy nhiên, theo các quân nhân Nga, việc vượt sông Dnepr – vốn là một trở ngại tự nhiên lớn – khiến quá trình đầu hàng trở nên phức tạp. Ngoài ra, một mối đe dọa khác là khả năng bị chính "đồng đội" phía Ukraine bắn sau lưng khi tìm cách đào ngũ. Dù vậy, phía Nga cho biết hiện vẫn có nhiều chiến binh Ukraine trốn thoát và đã thiết lập liên lạc với các đơn vị Nga để tình nguyện đầu hàng.
![]() |
Nga dội hỏa lực vào cứ điểm Ukraine. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga |
Trong một diễn biến khác, trả lời hãng tin RIA Novosti, ông Rodion Miroshnik – Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Nga – cho biết quân đội Nga đang được giao nhiệm vụ thu thập thông tin chi tiết về các lính đánh thuê đang hoạt động tại Ukraine.
Chính quyền Kiev khẳng định các công dân nước ngoài tham chiến tại Ukraine là những người tình nguyện, gia nhập quân đội vì lý tưởng chung. Ngược lại, phía Nga coi họ là lính đánh thuê và cáo buộc các nước phương Tây đã tạo điều kiện để Ukraine chiêu mộ cựu binh từ nhiều quốc gia.
Ông Miroshnik nhấn mạnh rằng các lính đánh thuê còn sống sót, kể cả khi đã rút khỏi Ukraine và lẩn trốn tại các quốc gia khác, vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm trước Nga về những hành động được cho là chống lại nước này, nếu từng nhận lương từ Kiev.
Lính Ukraine tử nạn ở nhiều mặt trận
Theo báo Pravda, lực lượng Nga tiếp tục chiến dịch vô hiệu hóa các đội hình lực lượng Ukraine trên lãnh thổ vùng Kursk. Nhóm lực lượng Sever đã tấn công các đơn vị của 3 lữ đoàn tấn công đường không và 1 lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ của Ukraine gần Gornal và Oleshnya. Trong ngày, ở vùng Kursk, Ukraine mất 150 quân, 1 xe chiến đấu bọc thép, 1 khẩu pháo, 2 khẩu cối, 1 bệ phóng MLRS, 10 xe cơ giới, 11 sở chỉ huy UAV và 2 kho đạn dược.
Theo hướng Belgorod, các đơn vị từ nhóm lực lượng Sever của Nga đã gây thiệt hại cho các đội hình gồm 3 lữ đoàn cơ giới Ukraine và 1 trung đoàn tấn công gần Osovoyevka, Ugroyedy, Miropolskoye, Veliky Prikol và Petrushevka (khu vực Sumy). Trong ngày, Ukraine mất hơn 45 quân, 1 xe chiến đấu bọc thép, 4 xe cơ giới và 3 khẩu pháo dã chiến.
Ở hướng Kupyansk, lực lượng Zapad của Nga có được nhiều tuyến và vị trí thuận lợi hơn. Họ tấn công nhân lực và trang thiết bị của 4 lữ đoàn cơ giới của Ukraine, 2 lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ và 1 lữ đoàn Vệ binh Quốc gia Ukraine. Trong ngày, Ukraine mất tới 255 quân, 1 xe tăng, 2 xe chiến đấu bọc thép, gồm 1 xe bọc thép Kirpi do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, 5 xe bán tải, 3 khẩu pháo, 5 trạm tác chiến điện tử (Oktava-S, Bukovel-AD, Ankalav). Ba kho đạn của Ukraine đã bị phá hủy.
Ở hướng Donetsk, lực lượng Yug của Nga đã cải thiện tình hình dọc theo tuyến đầu. Họ tấn công 3 lữ đoàn cơ giới và 1 lữ đoàn bộ binh cơ giới của Ukraine, 3 lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ và 1 lữ đoàn Vệ binh Quốc gia Ukraine. Trong ngày, Ukraine mất 405 quân, 1 xe chiến đấu bọc thép, 12 xe cơ giới và 3 khẩu pháo dã chiến. 1 trạm tác chiến điện tử và 3 kho đạn.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine: Nga cố gắng đột phá Pokrovsk 51 lần
Ukrainska Pravda đưa tin, báo cáo của Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết: "Kể từ đầu ngày, đã xảy ra 133 cuộc đụng độ vũ trang trên mặt trận, trong đó có 51 cuộc theo hướng Pokrovsk. Moskva phóng 72 tên lửa các loại, đồng thời tiến hành 72 cuộc không kích, thả 125 bom KAB. Ngoài ra, họ sử dụng 1.223 UAV cảm tử và thực hiện 4.578 cuộc pháo kích".
Theo báo cáo, Ukraine cơ bản đẩy lùi các nỗ lực của đối phương ở Kharkov, Kupyansk, Liman, Kramatorsk, Toretsk, Pokrovsk, Novopavlovsk, Gulyai-Polye, Orekhov và Dnieper. Lực lượng Kiev tiếp tục tiến hành chiến dịch theo hướng Kursk, nơi Nga thực hiện 27 cuộc tấn công.

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/4: UAV Nga vây ráp lính Ukraine
Crimea thành “mồi lửa” sau khi Ukraine từ chối nhượng bộ
Kênh Military Summary đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ sự thất vọng trước việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ chối công nhận Crimea là của Nga theo đề xuất từ Washington. Cùng thời điểm, lực lượng Nga đã tiến hành nhiều đợt tập kích tên lửa vào các thành phố lớn của Ukraine trong đêm 24/4, với mục tiêu phá hủy các cơ sở quân sự.
Trên chiến trường, quân đội Nga đẩy mạnh tấn công tại khu vực phía nam Donbass, tiến sâu hơn về hướng Bahatyr và thông báo đã kiểm soát Bohdanivka. Lực lượng Nga cũng mở rộng vị trí tại khu vực phía nam Kostantinovka sau khi phát hiện điểm yếu trong hệ thống phòng thủ của đối phương.
Tại hướng Liman, giao tranh ác liệt tiếp diễn gần khu vực Torske. Các hình ảnh định vị xác nhận quân đội Nga đã giành lại phần lớn vị trí tại khu vực Belgorod. Tình hình leo thang trong bối cảnh tiến trình đàm phán hòa bình tiếp tục rơi vào bế tắc.
Quân đội Nga siết vây, Toretsk bên bờ vực sụp đổ
Theo kênh Readovka đưa tin, lực lượng Nga đang dần hình thành một vòng vây chiến thuật quanh khu vực Toretsk. Trọng điểm hiện tại là các làng Petrovka và Shcherbinovka, nơi quân đội Nga triển khai chiến dịch bao vây từ hướng Leonidovka. Theo các báo cáo, lực lượng Ukraine đã phải điều động thêm quân, bao gồm Lữ đoàn cơ giới độc lập số 93 và một tiểu đoàn thuộc "Lữ đoàn Tổng thống", để giữ vững phòng tuyến tại khu vực.
Cùng lúc, Sư đoàn cơ giới số 150 và 20 của Nga đang tấn công đồng loạt từ nhiều hướng, tạo áp lực lên tuyến phòng thủ dọc đường N-20 và các khu vực chiến lược như Romanovka, Kalinovo và Nikolaevka. Quân đội Nga cũng mở rộng hoạt động từ Tarasovka, tiến về Alexandropol và Zarya. Ở phía bắc, họ đang tiếp tục giành lợi thế tại Troitskoye và Kotlyarovka, đồng thời củng cố vị trí ở các khu vực như Uspenovka. Tình hình hiện tại cho thấy một nguy cơ rõ rệt về việc bao vây sâu khu vực Toretsk và tạo áp lực lên Konstantinovka.
UAV Nga "dệt lửa'', Kiev chịu thiệt hại nặng nề
Theo đài RT, vào ngày 24/4, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã thực hiện một đợt tấn công quy mô lớn vào Ukraine, nhắm vào các mục tiêu chiến lược trên khắp cả nước. Mục tiêu chính của đợt tấn công này là làm suy yếu các nỗ lực quân sự của quân đội Ukraine và phá hủy các cơ sở công nghiệp quốc phòng. Lực lượng Nga đã sử dụng vũ khí chính xác cao, tên lửa tầm xa phóng từ biển và đất liền, cùng với máy bay không người lái (UAV) để tấn công các mục tiêu liên quan đến ngành hàng không, tên lửa và không gian của Ukraine.
![]() |
Nga tập kích ồ ạt bằng tên lửa và UAV vào thủ đô Kiev rạng sáng 24/4. Ảnh: Telegram |
Ngoài ra, các nhà máy sản xuất thiết bị quân sự, xe bọc thép và nhiên liệu tên lửa cũng là mục tiêu của đợt tấn công này. Phía Nga khẳng định các cuộc tấn công chỉ nhằm vào cơ sở hạ tầng quốc phòng và không nhắm đến cơ sở dân sự.
Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết, Nga đã phóng khoảng 70 tên lửa và gần 150 UAV cảm tử, gây ra tổn thất về người và hư hại cơ sở vật chất, đặc biệt là tại thủ đô Kiev, nơi nhiều đám cháy đã bùng phát. Các thành phố khác như Pavlograd và Kharkiv cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công.

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/4: Hàng chục UAV Ukraine tấn công Crimea
Lính đánh thuê NATO tử nạn ở Kharkiv
Cập nhật tình hình chiến sự Nga - Ukraine, theo báo Argumenty i Fakty của Nga, ngày 24/4, quân đội Nga đã tiến hành một chiến dịch nhằm vào một địa điểm được cho là nơi lưu trú của một nhóm lính đánh thuê nước ngoài, theo thông tin từ ông Sergei Lebedev – điều phối viên lực lượng ngầm tại Nikolaev.
Ông cho biết, mục tiêu là một nhà hàng và một khách sạn, nơi khoảng 20 tay súng nước ngoài có mặt tại thời điểm đó. Đáng chú ý, theo ông Lebedev, những người này không phải là lính đánh thuê đến từ NATO - những người thường được xem là lực lượng tuyến đầu - được cho là “các chiến binh đến từ châu Âu”, thậm chí có thể có sự hiện diện của công dân các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
![]() |
Pháo Nga dội hỏa lực vào cứ điểm Ukraine. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga |
Cũng theo nguồn tin Nga, đây không phải là vụ việc duy nhất liên quan đến các nhóm lính đánh thuê tại khu vực Kharkiv. Chuyên gia quân sự, đại tá nghỉ hưu Gennady Alekhin cho biết, trong những ngày gần đây, máy bay không người lái và tên lửa của Nga đã được triển khai nhằm vào một số địa điểm mà phía Nga xác định là trại huấn luyện của Lực lượng vũ trang Ukraine, nằm tại các khu vực Figurovka, Pisarevka, Chuguev và Volchanka.
Theo ông Alekhin, trong số những người có mặt tại các cơ sở này có các huấn luyện viên đến từ NATO. Ông nhận định: “Các cuộc tấn công diễn ra vào đêm qua, và trước đó hai ngày cũng đã có một đợt tấn công khác. Theo tôi, các loại vũ khí như tên lửa Iskander, máy bay không người lái Geran và có thể cả Lancet đã được sử dụng. Những người được gọi là giảng viên, lính hợp đồng hay tình nguyện viên - thực chất là quân nhân thuộc biên chế của các lực lượng vũ trang quốc gia.”
Quân Nga ồ ạt đổ bộ vào Sumy
Theo tuyên bố của cựu đại biểu Verkhovna Rada, thiếu tá đã nghỉ hưu của Lực lượng Vũ trang Ukraine Igor Lapin, một lực lượng rất lớn của Quân đội Nga, nhóm quân được thành lập sau các cuộc tấn công của Lực lượng Vũ trang Ukraine vào khu vực Kursk, đang bao vây khu vực Sumy. Theo ông, quyết định của giới chính trị Kiev chấp thuận đề xuất của Bộ chỉ huy Ukraine về việc tấn công các vùng biên giới của Liên bang Nga (Kursk, Belgorod) là một thất bại chiến lược.
Theo ông, bằng cách chuyển sang thế phòng thủ, lực lượng Ukraine đã tạo nên lịch sử, đó là giúp quân đội Nga hình thành một nhóm quân cực lớn lên tới hàng trăm nghìn người từ vùng Donetsk đến Kharkov và Sumy. Trong khi hiện nay vùng Sumy có dân số là 67 nghìn người, còn binh lực của Nga có thể lớn gấp nhiều lần, đó là con số quá lớn so với tưởng tượng của Kiev.
Thậm chí, quân số của Nga trong thời điểm hiện nay đã vượt quá tổng số binh lực Moskva đã điều động tham chiến trong những ngày đầu tiên của Chiến dịch Quân sự Đặc biệt. Theo tuyên bố của Ukraine, vào thời điểm đó, có khoảng 170 nghìn quân Nga tham chiến trên các hướng Mariupol, Crimea, Kherson, Chernigov, Sumy và Kiev.
Ông Lapin cho biết thêm, nếu tính cả lực lượng dự trữ thì số lượng nhóm quân Nga đã lên tới 250 nghìn người; trong đó riêng vùng Sumy có tới 67 nghìn quân, cùng với số lượng quân từ vùng Kursk sang chưa xác định được cụ thể, nhưng có lẽ tổng số quân tập trung ở Đông Bắc Ukraine sẽ lên tới hàng trăm nghìn người.
Vị cựu sĩ quan này cũng chỉ trích Tổng thống đã mãn nhiệm của Ukraine Volodymyr Zelensky về cuộc tấn công vào biên giới Nga và lưu ý rằng, hành động này là cần thiết để phá vỡ kế hoạch của Lực lượng Vũ trang Nga và bẻ gãy nắm đấm của họ, nhưng các tướng lĩnh của Kiev đã làm quá tồi.
Hàng chục UAV Ukraine tấn công Crimea trong đêm
Hôm 24/4, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã phá hủy và đánh chặn tổng cộng 87 máy bay không người lái (UAV) Ukraine tấn công nhiều vùng của Nga trong đêm. Trong đó, 45 UAV Ukraine đã bị phá hủy phía trên bán đảo Crưm.
Các khu vực khác ở Nga bị UAV Ukraine tấn công còn có Belgorod, Kursk, Voronezh, Bryansk, Lipetsk, Nizhny Novgorod, và gần Moskva. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga không nói rõ UAV đối phương có gây ra thiệt hại, hoặc thương vong hay không.
Bán đảo Crưm thuộc Ukraine, nhưng đã sáp nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga hồi năm 2014. Đây là nơi hoạt động của Hạm đội Biển Đen của Nga, và thường xuyên trở thành mục tiêu tấn công của các lực lượng Kiev.
Vấn đề chủ quyền của Crưm đang là trọng tâm trong các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột giữa Nga - Ukraine. Truyền thông phương Tây đưa tin, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra đề xuất giúp chấm dứt xung đột Ukraine bằng cách Mỹ công nhận chủ quyền của Nga với Crưm và từ chối để Ukraine gia nhập NATO. Song Tổng thống Volodymyr Zelensky đã từ chối thảo luận về việc công nhận bán đảo Crưm là của Nga.

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/4: Nga bắt trinh sát, sở chỉ huy Ukraine tại Sumy tan hoang
Nga bắt giữ trinh sát Ukraine ở Kharkov
Cập nhật tình hình chiến sự Nga - Ukraine, theo báo Pravda, mới đây, lực lượng Nga tiếp tục cập nhật tiến độ hoạt động quân sự đặc biệt.
Lực lượng Nga tiếp tục chiến dịch vô hiệu hóa các đội hình lực lượng Ukraine trên lãnh thổ vùng Kursk. Nhóm lực lượng Sever của Nga đã tấn công các đơn vị của 3 lữ đoàn tấn công đường không và 1 lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ của Ukraine gần Gornal và Oleshnya. Trong 24 giờ, ở vùng Kursk, Ukraine mất hơn 170 binh sĩ, 1 xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ sản xuất, 1 xe chiến đấu bọc thép, 6 hệ thống pháo tự hành và pháo dã chiến, 2 khẩu súng cối, 6 xe cơ giới, 1 xe cứu hộ bọc thép, 11 UAV và 2 kho đạn dược.
![]() |
Pháo Nga dội hỏa lực vào cứ điểm Ukraine. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga |
Theo hướng Belgorod, lực lượng Sever của Nga đã gây thiệt hại hỏa lực cho các đơn vị của 3 lữ đoàn cơ giới và 1 trung đoàn tấn công của Ukraine gần Velikiy Prikol, Prokhody, Turya, Miropolskoye và Petrushevka (khu vực Sumy).
Theo hướng Kharkov, lực lượng Nga tấn công các cụm quân và thiết bị của 1 lữ đoàn bộ binh cơ giới của Ukraine và 2 lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ Ukraine gần Volchansk, Liptsy và Malye Prokhody (khu vực Kharkov). Tổn thất của Ukraine ở hướng trên là: 50 quân, 3 trinh sát bị bắt giữ, 1 xe bọc thép chở quân, 3 xe cơ giới và 4 khẩu pháo dã chiến gồm 1 khẩu lựu pháo M777 155 mm do Mỹ sản xuất, 1 radar và 1 kho đạn.
Ở hướng Kupyansk, lực lượng Zapad của Nga có được nhiều tuyến và vị trí thuận lợi hơn, họ gây tổn thất về nhân lực và trang thiết bị cho 6 lữ đoàn cơ giới của Ukraine, 1 lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ và lữ đoàn vệ binh quốc gia Ukraine. Lực lượng Ukraine mất 250 quân, 7 xe cơ giới, 1 hệ thống pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 155 mm do Đức sản xuất, 1 radar phản pháo AN/TPQ-48 do Mỹ sản xuất và 2 trạm tác chiến điện tử Kvertus và Nota. 3 kho đạn của Ukraine đã bị phá hủy.
Ở hướng Donetsk, lực lượng Yug của Nga đã kiểm soát Tarasovka. Tổn thất của Ukraine ở hướng trên là: 335 quân, 3 xe chiến đấu bọc thép, 8 xe cơ giới, 2 khẩu pháo do NATO sản xuất và 4 kho đạn.
Nga tấn công sở chỉ huy Ukraine
Trang tin Topwar (Nga) ngày 23/4 đưa tin, quân đội Nga đã tiến hành một cuộc tấn công phối hợp bằng tên lửa chiến thuật Iskander-M và pháo phản lực Tornado-S, nhắm vào trung tâm chỉ huy Lữ đoàn cơ giới độc lập số 47 của Ukraine tại khu vực Korovnytsi, tỉnh Sumy (giáp ranh biên giới Nga). Theo các dữ liệu giám sát, lực lượng Ukraine đã chịu tổn thất nặng nề về binh lính và phương tiện.
Các hình ảnh được công bố cho thấy tình báo Nga đã phân tích kỹ lưỡng mục tiêu trước khi chuyển tọa độ cho các đơn vị phóng tên lửa. Họ đã xác định chính xác vị trí trung tâm chỉ huy, trạm liên lạc và nơi đóng quân của binh sĩ Ukraine, từ đó đảm bảo độ chính xác cao khi tấn công.
Trong video ghi lại hiện trường, có thể thấy tên lửa Nga đã phá hủy hoàn toàn trung tâm chỉ huy và khu vực xung quanh. Theo thông tin từ phía Nga, Ukraine đã mất 2 cột anten liên lạc, 1 trạm liên lạc di động và 5 phương tiện quân sự. Riêng tại trung tâm chỉ huy, 25 binh sĩ và sĩ quan Ukraine đã thiệt mạng.
Ngoài ra, theo Topcor, một đơn vị liên lạc của Ukraine đóng gần trung tâm chỉ huy cũng mất thêm 40 quân nhân.
Được biết, đây là Lữ đoàn số 47 – đơn vị từng được phương Tây huấn luyện và trang bị vũ khí trước đợt phản công vào mùa hè năm 2023. Ngay từ thời điểm đó, đơn vị này đã chịu thất bại lớn lần đầu tiên. Sau đó, trong các trận chiến ở vùng Donbass, đặc biệt là trong cuộc tấn công vào Avdiivka, lữ đoàn tiếp tục bị thiệt hại nghiêm trọng đến mức phải rút lui để tái tổ chức.
Giờ đây, lữ đoàn "Magura" lại một lần nữa bị mất nhiều chỉ huy và binh sĩ sau đợt tấn công mới nhất này.
Hàng loạt binh sĩ Ukraine đầu hàng
Trong khi đó, hãng thông tấn TASS dẫn nguồn từ các cơ quan an ninh Nga cho biết, tại các khu vực biên giới Nga-Ukraine nằm trong phạm vi hoạt động của cụm quân "Phía Bắc", binh sĩ Ukraine đang đầu hàng từng nhóm lớn.
Nguồn tin cho biết, các đơn vị quân "Phía Bắc" của Nga cũng đang đồng thời loại bỏ lực lượng dự bị của quân đội Ukraine bằng pháo binh và máy bay không người lái (UAV). Kết quả là quân Ukraine không thể cảm thấy an toàn ngay cả ở các khu vực phía sau chiến tuyến.
"Ngày càng có nhiều trường hợp binh sĩ chính quy Ukraine, từ các vị trí thuộc những khu vực mặt trận tương đối yên ắng, đã chủ động liên lạc với quân ta và đầu hàng theo nhóm" - nguồn tin từ TASS cho biết thêm.
Lực lượng vũ trang Nga đang tích cực sử dụng bom lượn khi tấn công vào nơi tập trung quân của Ukraine. Gần đây nhất, quân Nga đã thực hiện một cuộc tấn công hỏa lực vào vị trí của quân Ukraine gần khu vực Velyki Budky (tỉnh Sumy), cách biên giới quốc gia 44 km.
Trước đó cũng có thông tin cho biết hai binh sĩ Ukraine, sau khi được chỉ huy đưa đến khu vực giáp biên giới Nga, đã đầu hàng ngay sau khi đến nơi thông qua một chatbot. Một máy bay không người lái của Nga đã quay lại khoảnh khắc đó. Trong đoạn video, người lính Ukraine bò về phía trước để thể hiện rõ rằng anh ta không có ý định chiến đấu.