Xác định lỗi cố ý trong vi phạm hành chính được thực hiện thế nào?
Một bạn đọc giấu tên có câu hỏi gửi đến chuyên mục Trạm tin thị trường của Báo Công Thương với nội dung cơ sở kết luận “lỗi cố ý” trong vi phạm hành chính được thực hiện như thế nào?
Theo lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, cấu thành vi phạm pháp luật gồm mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan và khách thể. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật.
Trong vi phạm hành chính nói chung, các vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt của QLTT nói riêng, việc xác định động cơ, mục đích không phải là yếu tố đóng vai trò quan trọng. |
Trong vi phạm hành chính nói chung, các vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt của QLTT nói riêng, việc xác định động cơ, mục đích không phải là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Do đó, định nghĩa hành vi vi phạm chỉ đề cập đến yếu tố lỗi - “hành vi có lỗi”; dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm.
Lỗi trong vi phạm hành chính
Lỗi là một trạng thái tâm lý thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hậu quả xấu trong hành vi của mình (nhìn thấy trước được hậu quả xấu trong hành vi của mình mà vẫn thực hiện) và trong chính hành vi đó (hành vi chủ động, có ý thức….) tại thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đó.
Pháp luật xử lý vi phạm hành chính không quy định hoặc khái niệm thế nào là “lỗi” hay “lỗi cố ý”, “lỗi vô ý”. Các Nghị định quy định xử phạt hầu như không đề cập hoặc tách biệt hình thức xử lý theo lỗi của chủ thể mà mặc nhiên thừa nhận mọi hành vi đều có lỗi (cố ý hoặc vô ý) và bị xử lý.
Ví dụ: Hành vi kinh doanh hàng giả dù lỗi cố ý hay vô ý đều bị xử lý. Trường hợp này, pháp luật yêu cầu người kinh doanh có trách nhiệm “phải” tìm hiểu để biết, nếu không tìm hiểu đầy đủ dẫn đến vi phạm do lỗi vô ý (vô ý do cẩu thả).
Tuy nhiên, trên thực tế, đối với một số hành vi chỉ quy định xử phạt hoặc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung khi chứng minh chủ thể thực hiện hành vi với “lỗi cố ý”.
Ví dụ 1: Hành vi cố ý vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng hóa nhập lậu.
Ví dụ 2: Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm (Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN).
Trong quá trình thiết lập hồ sơ vụ việc của lực lượng QLTT, việc thể hiện các nội dung, ghi nhận thông tin, chứng cứ, chứng minh lỗi cố ý… làm cơ sở kết luật “lỗi cố ý” thường khá sơ sài, không chặt chẽ, không thống nhất; mang nặng yếu tố nhận thức cá nhân mà thiếu cơ sở pháp lý thống nhất.
Lỗi cố ý trong pháp luật hình sự
“Điều 10. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”.