Tọa đàm 'Vai trò của đào tạo nhân lực đối với ngân hàng trong hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA'
Tham gia các Hiệp định thương mại tự (FTA) như CPTPP, EVFTA, UKVFTA kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi mang tính chiến lược, nhằm nâng cao khả năng hợp tác kinh tế, tháo dỡ những rào cản thuế quan trước đây từng cản trở quá trình giao thương giữa các quốc gia với nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mang lại, các FTA cũng đặt ra không ít thách thức cần có giải pháp đồng bộ để đẩy nhanh tiến trình hội nhập, nhất là với lĩnh vực tài chính của Việt Nam như tăng cạnh tranh với các định chế tài chính quốc tế, gia tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các tổ chức tài chính Việt Nam, áp lực nâng cao chất lượng và dịch chuyển nguồn nhân lực tài chính - ngân hàng sang các tổ chức nước ngoài và khu vực.
Vì vậy, nhằm thúc đẩy tiến hành hội nhập tài chính khi tham gia các FTA thế hệ mới của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các tổ chức tài chính Việt Nam cần phải có đội ngũ nhân lực hiểu về FTA cũng như cơ quan quản lý, địa phương, doanh nghiệp phải liên kết đào tạo nhân lực, chuyên gia FTA trong lĩnh vực tài chính; đồng thời phải có các chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính quốc tế trong bối cảnh hội nhập.
Để làm rõ hơn vấn đề này, hôm nay Báo Công Thương tổ chức Chương trình chính sách và đối thoại với chủ đề “Vai trò của đào tạo nhân lực đối với ngân hàng trong hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA”.
Chương trình được phát trực tiếp trên Báo Công Thương điện tử và các nền tảng xã hội của Báo Công Thương.
Tham dự chương trình hôm nay, xin trân trọng giới thiệu:
- Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên – Bộ Công Thương
- TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
- Ông Lê Anh Văn - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
- Ông Nguyễn Cảnh Cường – Cố vấn Công ty KTPC chuyên tư vấn tận dụng FTA, Nguyên tham tán thương mại tại Vương quốc Anh