Diễn biến ''lạ'' vụ xử Trịnh Văn Quyết: Nữ thợ may thành chủ doanh nghiệp thế nào?
Chiều 22/7, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục xét hỏi cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo khác trong vụ án Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước bục khai báo, bị cáo Nguyễn Thị Hồng Dung khai gia đình bị cáo là thông gia với gia đình bị cáo Trịnh Văn Quyết. Bản thân làm thợ may tại nhà, không phải cổ đông, không góp vốn, không cho Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros vay tiền. Tuy nhiên, do được nhờ, nên bị cáo Dung đã ký các hợp đồng theo lời đề nghị của bị cáo Huế và không được hưởng lợi gì.
Các bị cáo tại phiên tòa |
Bị cáo Dung thừa nhận có cho mượn Chứng minh thư nhân dân (CMND) để mở tài khoản nhưng không nhớ bao nhiêu tài khoản. "Tài khoản do bị cáo Huế quản lý sử dụng, bị cáo không sử dụng cũng không biết tài khoản, bị cáo chỉ cho Huế mượn CMND"- bị cáo Dung khai.
Theo cáo buộc, bị cáo Nguyễn Thị Hồng Dung được nhờ ký 1 hợp đồng ủy thác đầu tư, giấy nhận tiền vay Công ty Faros 360 tỷ đồng để hợp thức nâng khống vốn góp từ 1,5 tỉ đồng lên 225 tỉ đồng.
Bị cáo Dung còn cho mượn giấy tờ cá nhân, ký các giấy tờ thành lập và đứng tên người đại diện theo pháp luật Công ty TNHH Khu Công nghiệp Toàn cầu để bị cáo Huế mở 13 tài khoản chứng khoán, đứng tên cá nhân mở 12 tài khoản. Sau đó, bị cáo Huế sử dụng các tài khoản này thao túng giá 4 cổ phiếu HAI, FLC, GAB, ART.