Điểm tên các “bác sĩ” chê sữa trái cây, loạt clip khuyên dùng sữa cô gái Hà Lan bị gỡ
Những ngày qua, Báo Công Thương đã có nhiều bài viết, clip đăng tải phản ánh tình trạng loạt người xưng danh bác sĩ, dược sĩ mặc blouse xuất hiện với tần suất dày đặc trên mạng xã hội chê sữa trái cây, khuyên dùng sữa cô gái Hà Lan.
Sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương, các cliptrên đã bất ngờ bịgỡ bỏ. Chiều 28/10, trên trang tiktok cá nhân của người xưng danh “bác sĩ” Lê Tiến Huy, Phó Viện Trưởng - Viện Khoa Học Công Nghệ Y Dược đã gỡ clip chê bai sữa trái cây, khuyên dùng sữa cô gái Hà Lan.
Tương tự, trên kênh TikTok hàng trăm ngàn like của “Dược sĩ” Phương Thảo, bác sĩ Trần Minh hay bác sĩ Quang... các clip khuyên người tiêu dùng sử dụng sữa trắng thay vì sữa trái cây cũng biến mất không dấu vết.
Việc xóa bỏ các clip liên quan đến sữa cô gái Hà Lan sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương đã cho thấy động thái tiếp thu của các bên liên quan, trước những hành vi có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh.
Thế nhưng, cũng trong chiều 28/10, trên trang TikTok của người xưng làDược sỹ Thu Hằng xuất hiện clip không khen sữa cô gái Hà Lan, màtruyền thông điệp sữa trái cây không phải là sữa.
Theo nhận định của chuyên gia thuộc Ủy ban Cạnh tranh quốc gia,việc quảng cáo như trên có dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh về hành vi “cạnh tranh không lành mạnh” bị cấm. Theo quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 45, cấm so sánh hàng hoá của mình với hàng hoá của doanh nghiệp khác...hoặc khoản 7, Điều 45 là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo Luật Quảng cáo, Luật An toàn thực phẩm...
Bộ Y tế và Cục An toàn thực phẩm từng tuyên bố sẽ xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng hình ảnh y, bác sỹ quảng cáo trái pháp luật,nhưng hiện nay tình trạng này vẫn diễn ra lan tràn trên mạng xã hội. Điều này đặt ra dấu hỏi về trách nhiệm, vai trò của Bộ Y tế đangở đâu?