Cách cấp cứu khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Sau câu chuyện nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo, công tác tại Khoa Hô hấp- Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cứu sông 1 trẻ sơ sinh bị sặc sữa.
Sặc sữa là tai nạn thường gặp trong nhi khoa và rất nguy hiểm. Khi sữa tràn vào đường thở của trẻ sẽ khiến bé bị khó thở, thậm chí dẫn tới suy hô hấp và nặng hơn là ngưng tim, ngưng thở, tử vong.
Nguyên nhân sặc sữa: Có thể do trẻ bú, ăn không đúng tư thế; cho bú quá no
Cho trẻ bú khi đang khóc, đang ho; sữa mẹ nhiều khiến trẻ nuốt không kịp…
Các cấp cứu sặc sữa trẻ sơ sinh:
Nếu trẻ còn tỉnh:
Bước 1: Lập tức gọi hỗ trợ từ người thân, cấp cứu y tế và làm theo hướng dẫn. Người cấp cứu có thể ngồi hoặc quì tùy theo điều kiện.
Bước 2: Nếu thuận tiện cởi áo của trẻ bộc lộ ngực
Bước 3: Cho trẻ nằm sấp để đầu thấp hơn ngực trên mặt trong cẳng tay tựa vào đùi. Giữ vùng đầu và cằm trẻ ở tư thế thẳng. Tránh gây áp lực lên phần mềm vùng hầu họng
Bước 4: Sử dụng gót bàn tay vỗ lưng 5 lần giữa 2 vai của trẻ theo hướng từ trên xuống dưới ra trước
Bước 5: Sau khi vỗ lưng, dùng cẳng tay còn lại đặt lên lưng trẻ, bàn tay giữ chặt đầu và cổ.
Bước 6: Lật ngửa trẻ một cách cẩn thận (giữ chặt đầu và cổ), giữ trẻ nằm ngửa trên mặt trong cẳng tay tựa vào đùi. Giữ đầu thấp hơn cơ thể.
Bước 7: Ấn ngực 5 lần ở vị trí 1⁄2 dưới xương ức, ngay dưới đường liên vú. Mỗi lần đẩy ngực khoảng 1s, cố gắng tạo áp lực đủ để tống dị vật ra ngoài
Bước 8: Lặp lại chu kì 5 lần vỗ lưng và 5 lần ấn ngực cho đến khi lấy được dị vật hoặc khi trẻ không đáp ứng.
Nếu trẻ bất tỉnh
Bước 1: Lập tức gọi hỗ trợ từ người thân, cấp cứu y tế
Bước 2: Ngay lập tức ép tim – Hỗ trợ hô hấp trẻ với kỹ thuật 2 ngón tay, với tần số: 30 lần ép tim – 2 lần thổi ngạt (Nếu chỉ có 1 mình); 15 lần ép tim – 2 lần thổi ngạt (Nếu có ≥ 2 người cấp cứu); Mỗi lần chuẩn bị thổi ngạt, kiểm tra vùng miệng họng của trẻ tìm dị vật.