Xúc tiến thương mại Quảng Bình: Nhiều tiềm năng và cơ hội
Phát huy lợi thế từng vùng, các địa phương trong tỉnh Quảng Bình đã tập trung xây dựng sản phẩm đặc trưng, tạo nền tảng liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Dựa trên tiềm năng và lợi thế sẵn có, các địa phương trong tỉnh Quảng Bình chủ động xác định và lựa chọn những sản phẩm đặc trưng, phù hợp để phát triển thành sản phẩm OCOP và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Thông qua các chương trình hỗ trợ, nhiều chủ cơ sở sản xuất đã từng bước tiếp cận phương thức sản xuất theo chuỗi liên kết, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đây cũng là bước đi quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững và nâng tầm giá trị sản phẩm nông thôn.
![]() |
Công tác xúc tiến thương mại được tỉnh Quảng Bình đặc biệt quan tâm |
Để góp phần đưa sản phẩm hàng hóa của Quảng Bình nâng tầm và vươn xa, tỉnh đã triển khai 2 chương trình bình chọn sản phẩm thu hút được nhiều chủ thể sản xuất tham gia, đó là chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiểu biểu và Chương trình “mỗi xã một sản phẩm”, còn gọi là chương trình OCOP. Trên cơ sở thế mạnh của vùng, các địa phương trong tỉnh đã nhanh chóng tìm ra những sản phẩm đặc trưng để định hướng, xây dựng thành sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiểu biểu. Các chương trình này đã giúp các chủ cơ sở tiếp cận với hình thức sản xuất theo chuỗi liên kết để tạo ra những sản phẩm hoàn thiện, uy tín về chất lượng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, các địa phương trong tỉnh Quảng Bình đã chủ động xác định và lựa chọn những sản phẩm đặc trưng, phù hợp để phát triển thành sản phẩm OCOP và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Thông qua các chương trình hỗ trợ, nhiều chủ cơ sở sản xuất đã từng bước tiếp cận phương thức sản xuất theo chuỗi liên kết, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đây cũng là bước đi quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững và nâng tầm giá trị sản phẩm nông thôn.
Đến nay, toàn tỉnh Quảng Bình có có 220 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên (trong đó có 184 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, 33 sản phẩm đạt OCOP 4 sao và 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao)và 202 sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, 43 sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực miền Trung- Tây Nguyên và 12 sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.
Trong năm 2025 công tác phát triển hoạt động thương mại dịch vụ của tỉnh Quảng Bình gắn với thị trường trong nước và hội nhập quốc tế, bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, góp phần nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức xúc tiến thương mại trong tỉnh, hộ kinh doanh và tổ hợp tác; kết hợp hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh.