Chuyện ở ngôi nhà đặc biệt của 46 thương, bệnh binh tại Đà Nẵng
Chiến tranh qua đi, đất nước hòa bình nhưng những đau thương mất mát thì không có gì bù đắp được. Rất nhiều người đã bỏ một phần thân thể, xương máu ngoài chiến trường; những người cha, người mẹ, người vợ đã cống hiến những người thân yêu nhất của cuộc đời cho Tổ quốc, đến khi tuổi già không còn nơi nương tựa.
Trung tâm Phụng dưỡng người có công với cách mạng (thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) chính là ngôi nhà chung của họ tại Đà Nẵng. Đi qua những cuộc kháng chiến kháng chiến với những tổn thương, mất mát về cả thể chất lẫn tinh thần. Họ chính là minh chứng sống còn lại cho những chiến tích vẻ vang của dân tộc, một thời kỳ đã đi vào sử sách, anh dũng đấu tranh vì sự nghiệp giữ gìn đất nước.
Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, nhưng tại đây các cụ có chung một niềm đồng cảm đó chính là sự cô đơn, không nơi nương tựa... khi người thân của họ đã hy sinh trong Hiện nay, trung tâm phụng dưỡng người có công với cách mạng vẫn thường xuyên đón các đoàn tới thăm trên khắp cả nước. Trong đó đặc biệt là rất nhiều tập thể các bạn trẻ với mong muốn giao lưu trò chuyện với các cụ nhằm thể hiện sự biết ơn của thế hệ tương lai đến thế hệ đi trước cũng như cũng là dịp để các bạn hiểu hơn về những câu chuyện lịch sử.“Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”. Đó cũng là đạo lý, truyền thống văn hóa từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
Cũng trong buổi giao lưu với các bạn trẻ vào chiều 21/12 trong hoạt động hướng đến kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Quân đội Nhân dân cụ Nguyễn Thị Thuận 75 tuổi là thương binh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã có những chia sẻ rất chân thật về kỷ niệm một thời áo lính.
Hòa bình đã lập lại gần một nửa thế kỷ, thế hệ của các cụ đang dần lùi dần vào quá khứ tuy nhiên những đóng góp và hy sinh của họ sẽ mãi vẹn nguyên giá trị cho thế hệ mai sau.