
Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải sớm chuyển giao công nghệ tuabin và cánh quạt để hình thành công nghiệp điện gió

Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ năm 27/03/2025 23:30
Những cánh đồng điện mặt trời rộng lớn, hàng dài những trụ điện gió cao hàng trăm mét là khung cảnh đã trở nên quen thuộc với người dân tỉnh Ninh Thuận. Đồng thời, cũng là sự khẳng định vị thế tiềm năng hàng đầu về năng lượng tái tạo của địa phương này.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Ninh Thuận, tính đến tháng 9/2024, trên địa bàn tỉnh có 11 nhà máy điện gió với tổng công suất là 667 MW đã đưa vào vận hành thương mại. Trong số này, 10 dự án và 24 MW của nhà máy điện gió Habaram đủ điều kiện được hưởng giá ưu đãi theo Quyết định 39 của Thủ tướng Chính phủ. 93 MW còn lại của nhà máy điện gió Habaram được đàm phán theo khung giá điện của Quyết định số 21 của Bộ Công Thương.
![]() |
Ông Trần Quốc Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - đi thực tế tại Nhà máy điện gió Habaram. Ảnh: Nguyễn Bắc |
“Trong 7 năm qua, các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh đã đóng góp cho ngân sách là trên 7.000 tỷ đồng. Các dự án đã phát huy rất tốt hiệu quả sử dụng đất và nâng cao giá trị sử dụng đất đối với các diện tích đất khô cằn, hoang hóa không thể sản xuất được trong nông nghiệp, khi chuyển đổi sang thực hiện các dự án năng lượng tái tạo đã đưa giá trị sản xuất hàng năm của khu vực này từ khoảng 10 triệu đồng/ha/năm lên giá trị khoảng 3,8 tỷ đồng/ha/năm” - ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận chia sẻ.
Nhiều dự án điện năng lượng tái tạo được triển khai trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát. Do đó, các chủ đầu tư gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, đàm phán mua thiết bị, vận chuyển thiết bị từ nước ngoài về Việt Nam cũng như là các thủ tục nhập cảnh cho các chuyên gia nước ngoài… Một số dự án không thể về đích đúng hẹn, không được hưởng giá ưu đãi. Bộ Công Thương đã ban hành khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp, tuy nhiên, các dự án này không thể hoạt động hết công suất, một sản lượng điện không nhỏ không được phép huy động lên hệ thống lưới điện quốc gia.
![]() |
Điện gió bên trên, điện mặt trời bên dưới là hình ảnh quen thuộc ở tỉnh Ninh Thuận |
“Chúng tôi chỉ có thể được phát với công suất 70% đến tối đa 80% công suất của nhà máy. Việc huy động công suất không đảm bảo 100% đang ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận hành của doanh nghiệp. Cụ thể là quá trình vận hành tăng lên, chi phí điện sản xuất nhiều hơn, đồng thời turbine điện gió sẽ gặp nhiều sự cố trong thời gian phải ngừng quay… dẫn đến vô vàn các khó khăn cho doanh nghiệp” - ông Mai Nguyện - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần điện gió Habaram - bày tỏ.
Thời gian qua, Chính phủ và Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành trung ương đã tích cực triển khai các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, trước hết, Bộ Công Thương hoàn toàn ủng hộ tỉnh Ninh Thuận trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, năng lượng tái tạo của cả nước bởi Ninh Thuận hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi hơn bất kể một địa phương nào trong khu vực, cũng như cả nước.